Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hằng năm nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc đối với các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục truyền thống "uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Con Lạc, cháu Hồng dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

Theo Ban Tổ chức, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019 do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có ba địa phương tham gia góp giỗ là Cần Thơ, Nghệ An, Sơn La; diễn ra từ ngày 13 đến 15-4 (ngày 8 đến 10-3 âm lịch).

Cũng như mọi năm, các hoạt động phần lễ, gồm: Lễ giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ, ngày 6-3 âm lịch; Lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức…, trong đó, điểm nhấn là Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng sẽ được tổ chức vào sáng 10-3.

Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phong phú, như: Lễ hội văn hóa dân gian đường phố; chương trình nghệ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương và bắn pháo hoa; liên hoan văn nghệ quần chúng và dân ca Phú Thọ; trưng bày hiện vật khảo cổ về sự ra đời, phát triển của Nhà nước Văn Lang thời đại các Vua Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng…

Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho hay, điểm nhấn trong lễ hội năm nay là tiếp tục tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hai di sản đã được UNESCO công nhận là hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

Đáng chú ý, Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay, tỉnh Phú Thọ tiếp tục xây dựng lễ hội mẫu mực theo phương châm "5 không” là: không ùn tắc giao thông; không nâng giá, ép giá; không ăn mày, ăn xin; không hành vi phản cảm và không mất vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Để bảo đảm yêu cầu tốt nhất đón đồng bào và du khách, tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã được chỉnh trang xanh - sạch - đẹp; nhiều khu vực được chỉnh trang, sửa chữa bảo đảm mỹ quan, như tại trục hành lễ và khu vực ngã năm Đền Giếng.

Ngoài ra, khu vực bãi xe trung tâm cũng đã được sửa sang để tăng lượng xe trông giữ gấp ba lần, từ 700 xe lên hơn 2.000 xe. Hệ thống ki-ốt bán hàng cũng được tổ chức lại theo thiết kế mới, đồng bộ, gọn gàng và phù hợp cảnh quan không gian lễ hội. Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng bố trí đội ngũ hướng dẫn viên, cán bộ thường trực tại các đền... sẵn sàng hướng dẫn du khách thực hành nghi lễ tín ngưỡng và tham gia vui hội.

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở VH-TT-DL Phú Thọ cho biết thêm, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay cũng có nhiều điểm mới như hoạt động dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng năm nay không chỉ còn là hoạt động chính do UBND tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện mà bắt đầu từ năm nay, toàn bộ 13 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cũng thực hiện nội dung này theo chương trình, kịch bản riêng của mỗi địa phương.

Đây cũng là một nét mới của lễ hội năm nay, vừa phát huy tính chủ động, trách nhiệm của các địa phương tham gia vào các hoạt động Giỗ Tổ, củng cố khối đại đoàn kết giữa chính quyền với nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện đúng giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ngoài ra, năm nay tỉnh Phú Thọ có chủ trương vận động mỗi gia đình có một "mâm cơm tri ân” do gia đình tự chuẩn bị, bảo đảm trang nghiêm, đầm ấm để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên chung của dân tộc vào thời điểm Chủ lễ đọc chúc văn trên Đền Thượng.

Để không còn tình trạng "chặt chém” trong những ngày diễn ra Lễ hội, tỉnh Phú Thọ yêu cầu các sở ngành, đơn vị, địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường, ngăn chặn tình trạng tăng giá bất hợp lý; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, vận tải, ăn uống, trông giữ xe... Ban Tổ chức cũng đã thiết lập đường dây nóng với số điện thoại 0210.3860.026 hoặc 0210.6551.666 để tiếp nhận thông tin của du khách về tình trạng ép giá, chặt chém tại Lễ hội Đền Hùng.

Trong hoạt động văn hóa nghệ thuật, có nhiều tiết mục đa dạng, phong phú hấp dẫn tại nhiều vùng miền trong cả nước, như: đờn ca tài tử, hát múa Ví Dặm và múa Xòe Thái của đoàn nghệ thuật TP Cần Thơ; Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ - tỉnh Nghệ An và đoàn ca múa nhạc tỉnh Sơn La.

Ngoài ra, có nhiều tiết mục hấp dẫn, đặc sắc của các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh tham gia, như: hát "Chầu văn”; tái hiện cảnh diễn "Vua Hùng dạy dân cấy lúa”; trình diễn trò "Tứ dân chi nghiệp” - Lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã; múa "Chim gâu xúc tép” và trình diễn nghệ thuật "đi cà kheo” của dân tộc Cao Lan…

Cùng với đó, việc chỉnh trang đô thị, công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông để phục vụ du khách hành hương về Đền Hùng cũng được tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm. Công an tỉnh Phú Thọ chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp các lực lượng trong và ngoài ngành công an đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả hoạt động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ; huy động toàn bộ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông vào ngày chính hội.

Với sự chuẩn bị chu đáo của tỉnh Phú Thọ, Lễ hội Đền Hùng năm 2019 hứa hẹn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách thập phương, đồng thời góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy giá trị "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Qua đó, Phú Thọ quyết tâm xây dựng một lễ hội mẫu mực của cả nước, hướng đến sự an toàn, văn minh, tạo sự thỏa mái và ấn tượng tốt nhất đối với du khách khi về thăm viếng Đền Hùng và thắp hương tri ân công đức tổ tiên.

 

                   TheoNhandan

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục