(HBĐT) - Trong 2 ngày 11 - 12/2 (mùng 7 - 8/1 âm lịch), tại chùa Quèn Ang, xã Tân Phong (Cao Phong) đã diễn ra lễ hội dâng hương cầu mùa năm 2019. Hàng nghìn người dân trong và ngoài xã, du khách thập phương đã đến dự hội.
Tiết mục văn nghệ đậm bản sắc dân tộc Mường được biểu diễn ở lễ hội dâng hương cầu mùa tại chùa Quèn Ang.
Lễ hội được tổ chức hàng năm nhằm cầu cho quốc thái dân
an, bản làng yên vui, thịnh vượng, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu.Lễ
hội năm nay diễn ra với 2 phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu từ
sáng mùng 8 âm lịch. Đám rước xuất phát từ chùa Quèn Ang đi vào đền Bụt ở chân
núi Cối tại xóm Trang Trên 3 làm lễ mời Bụt ra dự lễ hội. Dẫn đầu đoàn rước là
tốp cờ, đến thầy Mo, các phật tử và cuối cùng là 12 cô gái chưa chồng đội trên
đầu dải lụa phà. Đám rước ra chùa và thầy Mo làm lễ cúng.
Phần hội diễn ra sôi nổi với hoạt động thi đấu bóng chuyền.
Trong ngày 11/2 (mùng 7 âm lịch) đã diễn ra hội thi thiếu nữ Mường duyên
dáng với sự tranh tài của 8 thí sinh tại 8 xóm; hội thi nghệ thuật quần chúng với
8 đội, mỗi đội trình diễn 2 tiết mục múa và hát múa.
Chùa Quèn Ang tại xã Tân Phong (Cao Phong)
gắn liền với sự tích Vườn hoa núi Cối. Không chỉ là một tích truyện trong áng Mo,
Vườn hoa núi Cối còn là căn cứ địa cách mạng nằm trong Khu căn cứ cách mạng Cao
Phong – Thạch Yên. Năm 1996, Khu căn cứ cách mạng này được công nhận là di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
C.L
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về việc tổ chức lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019. Năm nay, lễ hội có nhiều điểm mới và các hoạt động phong phú.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) sinh sống tại bốn xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ.
Tối ngày 30-11, tại Quảng trường Đại đoàn kết (TP Plâycu, Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" 2018. Đây là lần thứ 2, Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung có được vinh dự này kể từ khi được UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Xuân năm 2019.
Trong hai ngày 24 và 25-10, Lễ hội đua thuyền (Suang Huea) truyền thống trên sông Mê Công đã diễn ra tưng bừng, sôi nổi tại Thủ đô Vientiane, Lào. Cùng với lễ hội Suang Huea, dịp này còn diễn ra Lễ hội thả đèn hoa đăng trải dọc dòng Mê Công, thu hút hàng nghìn du khách.
Lễ hội Du lịch Thác Bản Giốc 2018 sẽ có những nét đặc sắc mới lạ so với mọi năm nhằm thu hút du khách đến với lễ hội này.