Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng và nghi lễ trao bằng chứng nhận Lễ hội là Di sản phi vật thể quốc gia đã diễn ra tại bờ biển đường Nguyễn Tất Thành (quận Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng).



Khai diễn ra trong Lễ hội Cầu Ngư Đà Nẵng.

Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng là một hình thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt. Đây là dịp để bà con hội tụ cùng nhau xây dựng và bảo tồn văn hóa thông qua các nghi thức truyền thống. Lễ hội mở màn bằng nghi lễ Nghinh thần nhằm tưởng nhớ các bật tiền nhân và cầu xin một năm may mắn, mưa thuận gió hòa để ngư dân Đà Nẵng bắt đầu mùa đánh bắt hải sản bội thu. Tiếp đến là các màn đánh trống khai hội, múa Trình tường, Thắp nhang trong Lễ tế chính, Cúng tạ và  các trò chơi dân gian...

 

Tại buổi lễ, Giám đốc Sở VH&TT Tp. Đà Nẵng Huỳnh Văn Hùng phát biểu: "Lễ hội cầu ngư là bằng chứng vật chất và tinh thần xác thực về chủ quyền biển đảo và kinh nghiệm ứng xử với biển đảo của các thế hệ người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó đã khẳng định cả hàng ngàn năm qua, dân tộc ta đã có tầm nhìn thoáng mở, luôn hướng và tiến ra biển, đã khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và đồng thời vẫn luôn trọn vẹn khát vọng vươn khơi, bám biển, bám ngư trường để làm chủ vùng biển Đông của Tổ quốc”. Với giá trị như vậy, Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng được vinh dự trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

 

                      TheoBaodulich

Các tin khác


Lễ khai hội chùa Bái Đính Xuân Kỷ Hợi 2019

Ngày 10-2, (tức ngày mùng 6 Tết Kỷ Hợi), tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình và chùa Bái Đính tổ chức Lễ khai hội chùa Bái Đính Xuân Kỷ Hợi năm 2019.

Lễ hội chùa Hương năm 2019: Không tăng giá vé tham quan, vé đò

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã in 15 triệu vé tham quan thắng cảnh và hy vọng lễ hội chùa Hương thu hút khách hơn mọi năm nhờ đổi mới công tác tổ chức. Theo đó, giá vé tham quan thắng cảnh là 80.000 đồng/vé, vé đò là 50.000 đồng/vé. 4.000 đò đã được chuẩn bị phục vụ du khách.

Lấp lỗ hổng nhận thức để hạn chế tiêu cực trong mùa lễ hội

Cơ quan chức năng kiên quyết không cấp phép tổ chức những lễ hội có yếu tố bạo lực, phản cảm; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hộ văn hóa; nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc quản lý lễ hội…

Hà Nội: Tổ chức lễ hội hoa Anh đào 2019 với nhiều nét mới

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về việc tổ chức lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019. Năm nay, lễ hội có nhiều điểm mới và các hoạt động phong phú.

Về cực Tây Tổ quốc, vui Tết Khù Sự Chà của dân tộc Hà Nhì

Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) sinh sống tại bốn xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ.

Khai mạc Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018

Tối ngày 30-11, tại Quảng trường Đại đoàn kết (TP Plâycu, Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" 2018. Đây là lần thứ 2, Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung có được vinh dự này kể từ khi được UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục