(HBĐT) - Ngày 19/2 (tức 15 tháng giêng âm lịch), xã Yên Trị (Yên Thủy) tổ chức lễ hội chùa Hang - Hang Chùa năm 2019.
Năm 1994, Chùa Hang được Bộ Văn
hóa thông tin (nay là Bộ VH- TT&DL) công nhận là di tích lịch sử văn hóa
cấp quốc gia. Chùa Hang tọa lạc trên vách đá gồm 2 ngôi chùa cổ được xây dựng
theo kiểu chữ nhất. Chùa Hang được các bậc tiền nhân xây dựng từ lâu đời và
được tôn tạo vào thời Hoàng triều Khải Định nhâm tuất niên. Trong 2 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ (1955 - 1975) chùa Hang còn là nơi đặt sở chỉ huy,
cất giấu vũ khí, lương thực của quân đội phục vụ kháng chiến.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc biểu diễn tại lễ hội chùa Hang - Hang Chùa.
Lễ hội chùa Hang là dịp để du
khách thập phương và nhân dân địa phương tới tham quan, vãn cảnh chùa. Mọi
người thắp nén nhan tỏ lòng thành kính tới đức phật và cầu mong đức phật che
chở, phù hộ cho muôn dân sức khỏe, gia đình hạnh phúc; làm ăn thuận lợi.
Lễ hội chùa hang gồm 2 phần, phần
lễ với phong tục dâng hương, dâng hoa cầu bình an, sức khỏe. Phần hội diễn ra
sôi nổi với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu giao lưu bóng chuyền giữa
các xóm trong xã.
Thu Thủy
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã in 15 triệu vé tham quan thắng cảnh và hy vọng lễ hội chùa Hương thu hút khách hơn mọi năm nhờ đổi mới công tác tổ chức. Theo đó, giá vé tham quan thắng cảnh là 80.000 đồng/vé, vé đò là 50.000 đồng/vé. 4.000 đò đã được chuẩn bị phục vụ du khách.
Cơ quan chức năng kiên quyết không cấp phép tổ chức những lễ hội có yếu tố bạo lực, phản cảm; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hộ văn hóa; nhấn mạnh trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc quản lý lễ hội…
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về việc tổ chức lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019. Năm nay, lễ hội có nhiều điểm mới và các hoạt động phong phú.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Hà Nhì (còn có tên gọi khác như U Ní, Xá U Ní) sinh sống tại bốn xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ.
Tối ngày 30-11, tại Quảng trường Đại đoàn kết (TP Plâycu, Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc "Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên" 2018. Đây là lần thứ 2, Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung có được vinh dự này kể từ khi được UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Ủy ban nhân dân thành phố Sa Đéc vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Hoa Xuân năm 2019.