Khác du lịch đến với Mai Châu được vui cùng những vòng xòe của các thiếu nữ Thái.
(HBĐT) - Múa xòe là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phát triển mạnh trong các lễ hội của người Thái Mai Châu. Ngoài những đặc điểm chung thì xòe Mai Châu có những nét độc đáo, mang đậm bản sắc riêng của những điệu xòe duyên dáng, chắc khỏe.
Xòe có nhiều điệu: Xòe chá, xòe ồng bổng, xòe kiếm, xòe đánh máng… các điệu xòe đều xuất phát từ cuộc sống lao động sản xuất, tập quán sinh hoạt của đồng bào nơi đây. Ví như điệu xòe “ồng bổng” là hình thức múa cổ, động tác đơn giản, mọi người cầm tay nhau nhảy nhót xung quanh đống lửa theo nhịp “hò huậy, hò huây” mừng thắng lợi giòn giã sau một buổi đi săn hoặc xung quanh vò rượu cần trong lễ mừng nhà mới. Đặc điểm của điệu xòe này là trang phục bình thường chỉ có đàn ông xòe, “nhạc” đệm là miệng tự hô, có sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem, động tác đơn giản nhưng mạnh mẽ, vui nhộn, phóng khoáng. Còn điệu xòe “đánh máng” lại dành riêng cho nữ giới. Cứ 3 cặp một, mỗi cặp cầm hai chày gõ vào thành máng dùng để giã gạo, tạo ra những tiếng chày chắc giòn, nhịp điệu mỗi lúc một nhanh, mạnh. Bên cạnh đó còn có xòe đơn lẻ, vừa xòe vừa đánh trống đánh chiêng. Vừa xòe vừa đánh máng có 2 người tham dự, nam đánh trống, nữ đánh chiêng, cả hai vận lễ phục, đầu chít khăn, lưng thắt dải lụa màu, tay tung dùi trống lúc mềm mại, khi mạnh mẽ, chân nhún nhảy nhịp nhàng theo tiếng trống, chiêng.
Hiện nay ở bản Lác, bản Pom Coọng có gần 10 đội xòe thường xuyên luyện tập phục vụ đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa Mai Châu ngày càng phát triển. Hầu hết các điệu xòe cổ đều đã được cải biên và nâng cao, trở thành các điệu múa hấp dẫn với nhiều động tác, đạo cụ, trang phục và nhạc đệm thu hút người xem. Các đội văn nghệ vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, tăng thêm thu nhập, lại có cơ hội gìn giữ, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc.
Đến với Mai Châu, khi tiếng trống, tiếng chiêng được thăng hoa, bước chân thêm rộn rã thì cũng là lúc những vòng xòe như bông hoa ngũ sắc được mở rộng thêm mãi. Không còn phân biệt già trẻ, gái trai, chẳng kể người Việt
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Lễ hội đánh cá suối tháng 3 là lễ hội truyền thống lâu đời của nhân dân xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian mang bản sắc dân tộc. Người Mường có các lễ hội nông nghiệp như: hội xuống đồng, hội cầu mưa, hội đi săn, hội đánh cá, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ nạ mạ, lễ cầu mát, lễ nhóm lửa, lễ hội chùa kè… lễ hội ở các vùng Mường không mang rõ tính chất hội mà chủ yếu hướng vào lễ nghi.