Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện  các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn TPHB

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn TPHB

(HBĐT) - Trong năm qua, tuy vẫn chịu tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, diễn biến bất thường của thời biết, tình trạng thiếu điện, hạn hán kéo dài, dịch bệnh khá nặng ở cây trồng, vật nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho SX và đời sống nhân dân.

 

Song cùng với cả nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phấn khởi, tin tưởng, đoàn kết và quyết tâm phấn đấu giành được nhiều thắng lợi có ý nghĩa rất quan trọng: giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, CT-XH ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, phong trào thi đua yêu nước phát triển rộng khắp, QP-AN được giữ vững. Đặc biệt, trong năm 2010 chúng ta đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2010- 2015.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 12,5%, trong đó: nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4%; CN-XD tăng 21,4% (CN tăng 24,8%; xây dựng tăng 13,2%); dịch vụ tăng 12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành CN và dịch vụ. Năm 2010 ước cơ cấu kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 34,2%; CN-XD chiếm 32,8%; dịch vụ chiếm 33%.

 

Với sự chỉ đạo quyết liệt, SXNN vẫn đạt kế hoạch đề ra, tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, chuyên canh và bền vững, bảo đảm an ninh lương thực. Bước đầu đã xuất hiện nhiều cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao trên 50 triệu đồng/ha canh tác và vùng SXHH tập trung như vùng cây ăn quả huyện Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng cây ăn quả có múi ở huyện Cao Phong, Kim Bôi; vùng mía nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn... Dịch bệnh cơ bản được khống chế, đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển ổn định. Trồng rừng vượt kế hoạch, kinh tế rừng tiếp tục phát huy hiệu quả, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nông dân. Các chương trình chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai hiệu quả.

 

Trong SXCN chịu ảnh hướng lớn của tình hình cắt điện luân phiên, song vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, giá trị SXCN năm 2010 ước đạt 3.000 tỷ đồng, tăng khoảng 28,4% so với năm 2009, đạt 100% kế hoạch năm. Tỉnh tiếp tục quy hoạch và xây dựng hạ tầng các KCN theo Đề án quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020, đã có 5/7 KCN có nhà đầu tư hạ tầng, các KCN thu hút được 47 dự án đầu tư, trong đó có 20 dự án đi vào hoạt động SX-KD. Môi trường đầu tư của tỉnh tiếp tục được cải thiện, hoạt động xúc tiến đầu từ vào tỉnh đạt kết quả khá, toàn tỉnh có 302 dự án, trong đó có 19 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 123,6 triệu USD và 283 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 28.857 tỷ đồng. Đã có 108 dự án hoàn thành, đưa vào SX-KD (đạt 36%), góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương và đóng góp đáng kể cho NSNN.

 

Công tác quản lý đầu tư xây dựng và đấu thấu được thực hiện tốt theo đúng quy định. Tiến độ giải ngân các nguồn vốn tiếp tục được cải thiện, nhiều công trình, dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả cao. Tỉnh tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình, dự án trọng điểm, công trình phòng -chống lụt bão, di dân tái định cư, phục vụ Đại hội Đảng các cấp; tiến hành khởi công 4 tuyến đường quan trọng: Tuyến đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB, QL 12B, QL 21 và đường 12B. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho những công trình trọng điểm, công trình có khả năng hoàn thành đã phát huy tác dụng.

 

Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển SX và tiêu dùng trên địa bàn. Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2010 ước đạt 1.222 tỷ đồng, vượt 12% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 101% Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 10% so với năm 2009.

 

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, BVMT có nhiều tiến bộ mới. Công tác XĐ-GN và triển khai các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối  với người nghèo, đối tượng chính sách vùng khó khăn được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 14%, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng/năm. Chất lượng giáo dục được phản ánh đúng thực chất và có tiến bộ; cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đông đảo cán bộ và nhân dân ủng hộ, thực hiện đạt kết quả tốt. Mạng lưới cơ sở dạy nghề không ngừng được củng cố và tăng cường. Công tác phòng-chống dịch bệnh, CSSK nhân dân được quan tâm thường xuyên. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, TD-TT phát triển rộng khắp. QP-AN được tăng cường, tình hình ANCT-TTATXH ổn định, góp phần tạo niềm tin cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

 

Những kết quả đạt được của năm 2010 là cơ bản và đáng tự hào, thể hiện sự nỗ lực cao độ của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền, các ngành và địa phương trong tỉnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận còn những yếu kém, đó là: sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa thực sự hiệu quả; chế độ, trách nhiệm công vụ trong giải quyết các vấn đề liên quan thủ tục hành chính còn yếu kém. Đời sống KT-VH-XH của nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn...

 

Năm 2011 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV và kế hoạch phát triển 5 năm 2011 - 2015 với những thay đổi quan trọng về tư duy và tầm nhìn, sẽ mở ra một triển vọng phát triển mới cho tỉnh Hòa Bình. Việc mở rộng Hà Nội về phía tây nam cũng tạo nhiều thuận lợi cho Hòa Bình tranh thủ thời cơ mở rộng thị trường, thu hút đầu tư đẩy mạnh phát triển KT-XH. Tỉnh được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển của Nhà nước. Đây là những thuận lợi cơ bản để tỉnh ta đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo ra sự bứt phá, sức bật mới mới về KT-XH.

 

Nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011 là rất nặng nề với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, tạo tiền đề thuận lợi thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015). Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH năm 2011, cần tạo được sự đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, trên cơ sở ưu tiên tập trung cho các ngành, các vùng động lực tăng trưởng, đồng thời đảm bảo nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững; phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng KT-XH, đô thị, kết nối các vùng trong tỉnh với vùng động lực; xoá bỏ các rào cản đối với sự liên kết kinh tế, trao đổi hàng hoá và thu hút lao động. Từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, BVMT, phát triển bền vững; tiếp tục thực hiệõn công cuộc XĐ-GN, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân, giữ gìn và phát huy các nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với QP-AN và đảm bảo TTATXH. Thúc đẩy công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời cơ cấu lại đầu tư, cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực địa phương trước mắt cũng như trong dài hạn, vừa phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, XĐ-GN. Tăng cường các biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc như: giải phóng mặt bằng, thực hiện tốt các quy định về đầu tư, kinh doanh nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào phát triển KT-XH. Tiếp tục đầu tư hạ tầng TPHB, thị trấn Lương Sơn, đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Kiến nghị T.ư đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng QL6 đoạn Hà Đông - Hòa Bình. Quy hoạch và nghiên cứu cơ chế phát triển ngành CN, dịch vụ mũi nhọn của tỉnh. Thực hiện tốt Nghị quyết 26-NQ/TW về chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 và các chương trình của Nhà nước dành cho vùng nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện theo hướng đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước chuyển sang SXHH, gắn với thị trường tiêu thụ. Xây dựng cơ chế tăng cường sự tham gia của người dân, các cơ quan, tổ chức, cán bộ trong công tác hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển, các quy hoạch, kế hoạch, trong công tác QLNN, quản lý tài chính, quản lý đầu tư,... nhằm tạo sự minh bạch, thống nhất tư tưởng, đồng thuận cao trong xã hội để thực hiện các mục tiêu trước mắt cũng như dài hạn. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. Nâng cao trách nhiệm trong việc phối hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức tốt việc theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình, đề ra các giải pháp, chính sách cụ thể sát với tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

 

Bước vào năm mới Tân Mão 2011 với những vận hội và thời cơ mới, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành của chính quyền các cấp, sự nỗ lực, sự đồng thuận cao trong toàn hệ thống chính trị, sự cố gắng  của các DN và nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa tỉnh ta vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, tạo ra sức bật mới trên quê hương Hòa Bình.

 

 

                                                                               Bùi Văn Tỉnh

                                    Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

 

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục