(HBĐT) - Đường Hòa Lạc Hòa Bình đã thông xe vào trung tuần tháng 10/2018, hiện vẫn chưa thu phí, đã xuất hiện tình trạng có nhiều xe quá khổ, quá tải chở đất đá lưu thông với tốc độ lớn gây mất an toàn giao thông. Cùng với đó là tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân khai thác, san hạ đất, xây dựng dọc tuyến đường. Dưới đây là một số hình ảnh được Hòa Bình điện tử ghi lại.

Hoạt động san hạ đồi diễn ra phổ biến.

Người dân làm hàng rào và xây nhà dọc tuyến

Một bãi đất vừa được tôn ngang mặt đường

Hai bên đường có nhiều nhà mới xây dựng.

Xe tải chở đất lưu thông trên đường Hòa Lạc- Hòa Bình.
Dự án BOT đường nối Hòa
Lạc (Hà Nội) - Hòa Bình là một hợp phần cùng với dự án nâng cấp quốc lộ 6 đoạn
Xuân Mai (Hà Nội) - Hòa Bình, do Công ty BOT quốc lộ 6 - Hòa Lạc - Hòa Bình làm
chủ đầu tư (liên danh Tổng Công ty 36 - Hanco - Trường Lộc). Tuyến đường Hòa
Lạc - Hòa Bình mới dài 25,6km, được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, rút
ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội - Hòa Bình chỉ còn khoảng 1 giờ xe chạy. Bộ
GTVT đã đề nghị nhà đầu tư phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai
các giải pháp bảo đảm ATGT, ANTT, quản lý mốc giới hành lang giao thông công
trình trong phạm vi theo đúng quy hoạch để sau này xây dựng đường cao tốc nhằm
giảm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.
LC
(HBĐT) - Phát huy truyền thống 97 năm báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), đội ngũ những người làm báo Hoà Bình luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo, phát huy phẩm chất tốt đẹp của người làm báo Đảng địa phương. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, báo chí Hoà Bình đã thực sự trở thành tiếng nói tin cậy của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và là diễn đàn của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Hoà Bình là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp đến là dân tộc Thái, Dao, Tày, Mông... Từng có thời điểm, cùng với một số giá trị văn hoá khác, trang phục dân tộc truyền thống bị mai một. Với những nỗ lực thực hiện các Nghị quyết của Đảng về gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc, ý thức, niềm tự hào văn hoá truyền thống trong Nhân dân được khơi dậy, phát huy. Trang phục truyền thống - biểu trưng của văn hoá, góp phần phản ánh phong tục tập quán, nét đẹp và bản sắc riêng của từng dân tộc được người dân xem trọng, không chỉ được diện ở các sự kiện, dịp lễ hội mà còn thường thấy trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
(HBĐT) - Thuỷ điện Hoà Bình xả 5 cửa, mực nước ở hạ lưu đập lên cao, cuộc sống người dân, sản xuất của người dân hạ lưu đập bị ảnh hưởng. Phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại một số hình ảnh cuộc sống người dân xóm Chài, phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình).
(HBĐT) - Trong bối cảnh nhiều hộ chăn nuôi gà cả nước lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường tiêu thụ gà thương phẩm không ổn định… Song tại huyện Lạc Thủy các trang trại, HTX, hộ gia đình chăn nuôi giống gà Lạc Thủy với quy mô lớn vẫn "sống khỏe”. Thương hiệu "Gà Lạc Thủy” ngày càng tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng khắp cả nước. Có được uy tín trên thị trường như hiện nay là hành trình nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Lạc Thủy trong xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gà Lạc Thủy”.
(HBĐT) - Thực hiện Công điện của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong ngày 13/6/2022, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục mở thêm 2 cửa cửa xả đáy (cửa xả số 3 vào hồi 14h và cửa xả số 4 vào hồi 20h cùng ngày), nâng số lượng xả lũ của nhà máy lên 4 cửa.
(HBĐT) - Chiều 13/6, Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục mở cửa xả lũ số 3. Nước sông Đà lên nhanh, rất đông người dân đến 2 bên bờ sông chiêm ngưỡng cảnh thuỷ điện Hoà Bình nhiều năm mới xả nước đập tràn. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu: Chính quyền địa phương; các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy… chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản; người dân không tiến hành các hoạt động quay phim, chụp ảnh và các hoạt động tại khu vực nguy hiểm ở chân đập và hạ lưu đập. Phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại một số hình ảnh chiều 13/6.