(HBĐT) - 1. Thực hiện tốt việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh: Toàn tỉnh giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện; giảm 59/210 bằng 28,1% đơn vị hành chính cấp xã (đứng đầu cả nước về tỉ lệ giảm đơn vị hành chính cấp xã); giảm 248 đơn vị sự nghiệp công lập, 576 thôn, xóm, tổ dân phố, 2.304 người hoạt động không chuyên trách và 2.880 tổ chức đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố.


Xã Hợp Phong (Cao Phong) ổn định bộ máy, phục vụ tốt nhu cầu người dân sau sáp nhập.

2. Mo Mường và nghệ thuật Chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Mo Mường Hòa Bình được Chính phủ lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hoàn thành việc xây dựng bộ chữ Mường, bộ tài liệu dạy và học chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình; lần đầu tiên người Mường tỉnh Hòa Bình có Bộ chữ viết chính thức.


Màn trình tấu chiêng Mường đạt Kỷ lục Giunness Việt Nam lần thứ 2, năm 2016.

3. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 59/131 xã về đích nông thôn mới (đạt 45%), 2/10 đơn vị cấp huyện (thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành trước 1 năm thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (đứng thứ 3 các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; đứng đầu các tỉnh Tây Bắc).


Đồng chí Trịnh Đình Dũng, UVBCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Lương Sơn đạt chuẩn NTM năm 2019.

4. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 63,8 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình vùng Trung du và miền núi phía Bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng cao, bình quân 28,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hằng năm tăng 26,3% (năm 2015 là 282,5 triệu USD, năm 2019 là 790,84 triệu USD).   


Công ty TNHH dệt kim Hòa Bình Koyuseni tại Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động địa phương. 

5. Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, nâng cao giá trị, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,1%/năm; chuẩn hóa 50 sản phẩm lợi thế của tỉnh đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao theo Chương trình OCOP, 24 sản phẩm đặc sản của địa phương được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.


Sản phẩm nhãn Sơn Thủy, xã Xuân Thủy (Kim Bôi) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể.

6. Cơ sở hạ tầng xã hội: điện, trường học, trạm y tế, bệnh viện được quan tâm xây dựng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Về giao thông, 100% xã có đường giao thông đến trung tâm. Nhiều tuyến giao thông trọng điểm đã và đang được đầu tư xây dựng: Hoàn thành tuyến đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, hoàn thành Cầu Hòa Bình 3 và đang thi công Cầu Hòa Bình 2 qua Sông Đà...


Cầu Hòa Bình 2 đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.


Nhóm P.V

Các tin khác


Hoa ban khoe sắc dịu dàng

Cuối tháng 2 cũng là thời điểm hoa ban khoe sắc trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hữu Nghị và một số tuyến đường của thành phố Hòa Bình cuốn hút những người yêu hoa. Loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc đang ở thời điểm đẹp nhất. Hoa ban dịu dàng xòe cánh trắng tinh khôi hay hồng tím nhẹ nhàng đem lại cảm giác yêu thương, thanh tao, làm đắm say lòng người. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một vài hình ảnh mùa hoa ban nở rộ.

Hấp dẫn cá nướng sông Đà

Đầu Xuân, hàng vạn du khách trong và ngoài tỉnh đến với đền bà chúa Thác Bờ trên khu du lịch hồ Hòa Bình. Ngoài lễ bái, chiêm ngưỡng cảnh quan núi sông linh thiêng, hữu tình, du khách còn bị cuốn hút bởi sản vật hấp dẫn cá nướng của vùng hồ sông Đà.

Giải chạy Hoà Bình Marathon 2024 và nụ cười chiến thắng

Gần 2.000 vận động viên từ 44 tỉnh, thành phố trong cả nước và 6 quốc gia tranh tài ở 3 cự ly 5 km, 10 km, 21 km tại Giải chạy Hoà Bình Marathon 2024 đều đã về đích và chiến thắng. Chạy qua những cung đường với các điểm đến nổi tiếng của thành phố Hoà Bình, các vận động viên đều hứng khởi, thường trực nụ cười trên môi. Giải thực sự đã để lại ấn tượng tốt đẹp, lan tỏa năng lượng, tinh thần thể thao tích cực đến với mọi người; kết nối, giao lưu các nền văn hoá các địa phương và quốc tế. 

Nhóm ảnh ghi lại những hình ảnh đẹp của các vận động viên trên các cung đường chạy.

Đặc sắc một số lễ hội tỉnh Hòa Bình

Đầu Xuân, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của các vùng. Nhiều hoạt động trong lễ hội đã để lại hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Dưới đây là một số hình ảnh đặc sắc của các lễ hội tiêu biểu trong tỉnh.

Sắc bàng rực rỡ đón Xuân

"Cây bàng ơi, toả bóng tháng năm dài. Dưới vòm lá, tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp. Rồi một sớm lớn khôn nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy. Để sống có ý nghĩa hơn. Dù mùa đông buốt giá, lá rơi như giọt máu đỏ. Vẫn tin rằng rồi xuân sẽ tới mầm sống đâm chồi. Đón nắng vàng.”

Ấn tượng lễ hội Chùa Tiên

Lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống có nguồn gốc từ xa xưa, được phục dựng và duy trì tổ chức hằng năm tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 2024 lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động đa dạng, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Nhóm ảnh ghi lại một số hình ảnh ấn tượng tại lễ hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục