(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, đến nay Công an tỉnh đã hoàn thành việc bố trí Công an xã chính quy tại 100% xã, thị trấn với gần 1 nghìn cán bộ, chiến sỹ đảm nhiệm chức danh Công an xã. Từ khi có Công an chính quy về xã, hình ảnh người chiến sỹ áo xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, được người dân đón nhận, yêu thương, đùm bọc. Những tình cảm tốt đẹp người dân dành cho lực lượng Công an xã chính quy là động lực, niềm tin để Công an xã chính quy tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn nữa vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân.


Công an xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) thường xuyên gặp gỡ, tranh thủ người có uy tín tại cộng đồng trong thực hiện công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở.


Lực lượng Công an cơ sở huyện vùng cao Đà Bắc không kể ngày nghỉ, nhiệt tình tiếp dân, giải quyết các thủ tục cho Nhân dân.


Lực lượng Công an cơ sở chung tay xây nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số hoàn cảnh khó khăn ở xã Hang Kia (Mai Châu).

Nhóm ảnh của Ngô Thủy 
(Công an tỉnh)

Các tin khác


Nữ cán bộ công an học tập sáu điều Bác Hồ dạy

(HBĐT) - Trung úy Hà Thị Thủy, cán bộ Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Mai Châu là cán bộ nữ tận tâm, tận lực với công việc. Không phải gốc dân tộc Mông, nhưng do sinh sống, gần gũi, chia sẻ với những khó khăn của đồng bào nên Trung úy Thủy được người Mông trên địa bàn coi như người con của bản. Học tập sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, phát huy truyền thống gia đình, đặc biệt chồng chị đã hy sinh trong cuộc chiến chống tội phạm về ma túy nên Trung úy Hà Thị Thủy luôn tâm niệm sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những ước mơ còn dang dở của chồng, đó là hết mình vì Nhân dân phục vụ, giữ bình yên cho bản làng...

Sắc màu thổ cẩm dân tộc Thái xã Nà Phòn, huyện Mai Châu

(HBĐT) - Thổ cẩm từ bao đời nay là nét văn hóa đặc sắc trong đời sống đồng bào dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu nói chung, xã Nà Phòn nói riêng. Từ đôi tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái, mỗi tấm thổ cẩm ra đời như ẩn chứa tinh hoa hương sắc núi rừng. Từ những tiếng ru à ơi bên khung cửi của các mẹ, đến tấm chăn, tấm áo, đệm, gối để cô dâu mới mang về nhà chồng... Những tấm vải thổ cẩm hiện diện trong đời sống của người dân tộc Thái đã trở thành nét đẹp truyền thống không thể phai nhòa.

Nối "nhịp cầu" văn hóa – du lịch

(HBĐT) - Năm 2023, cùng với nhiều sự kiện văn hóa được tỉnh và các địa phương đứng ra tổ chức đã thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến với du lịch Hòa Bình. Từ đây, mở ra cơ hội quảng bá về miền đất, con người, nền văn hóa Hòa Bình đậm đà bản sắc.

Diện mạo nông thôn mới ở xã ven đô

(HBĐT) - Là xã ven đô, tiếp giáp với huyện vùng cao Đà Bắc, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, trong những năm qua, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã vượt khó thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng NTM, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Dưới đây là một số hình ảnh diện mạo nông thôn mới của xã Hòa Bình.

Sức sống mới ở các xã vùng bị thiên tai huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển, huyện Đà Bắc có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 350. Vào mùa mưa, ở huyện thường xảy ra những đợt lũ quét phá hoại đường sá, hoa màu và diện tích ruộng lúa nước. Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân, đặc biệt tại các xã: Suối Nánh, Đồng Nghê (nay là xã Nánh Nghê), Mường Chiềng, Đồng Chum, Trung Thành, Vầy Nưa… Tổng thiệt hại gần 500 tỷ đồng. Song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể, sự chủ động của người dân, đến nay cơ bản người dân đã có cuộc sống ổn định, yên tâm lao động, sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục