(HBĐT) - Đã gần 10 năm kể từ khi cơn bão số 5, năm 2007 đi qua, người dân xã Tân Mai (Mai Châu) vẫn còn ám ảnh bởi những gì thiên tai đã gây ra. Mưa lớn kèm lũ quét đã cuốn trôi 2 căn nhà, nhiều tài sản có giá trị hư hỏng hoàn toàn. Nhiều năm trôi qua nhưng vì lí do khác nhau nên hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân nằm trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt, lở đất khi mùa mưa đến.

 

Cấp thiết di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm

 

Xã Tân Mai có 347 hộ với 1.294 nhân khẩu sinh sống tại 7 xóm. Xã có diện tích 3.475,69 ha, trong đó diện tích đồi, núi cao chiếm, đến 2/3 tổng diện tích. Cùng với đó, vị trí địa lý nằm ven lòng hồ sông Đà nên tình trạng sạt lở đất, đá vào mùa mưa lũ thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống KT- XH của nhân dân. Năm 2007, cơn bão số 5 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho xã Tân Mai. Trước thực trạng đó, cấp ủy Đảng, chính quyền đã kiến nghị lên cơ quan chức năng cấp thiết tổ chức di dời các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn. Giai đoạn 2013- 2014 đã có 148 hộ gia đình được di chuyển đến khu tái định cư huyện Yên Thủy, Lạc Thủy và Lạc Sơn. Tại nơi ở mới, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ để người dân phát triển kinh tế, sớm ổn định cuộc sống.

 

Cán bộ xã Tân Mai (Mai Châu) và các hộ dân xóm Nánh kiểm tra vị trí tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra sạt, lở đất.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Triệu Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Mai cho biết: “Hiện nay, toàn xã còn 39 hộ dân và khoảng 100 nhân khẩu nằm trong khu vực có nguy cơ sạt, lở đất cao, trong đó, tập trung vào xóm Nánh, xóm Thầm Nhân do nằm ở khu vực đồi, núi có độ dốc cao. Mùa mưa đến, các hộ dân lại sống trong hoang mang, lo sợ trước tình trạng lũ quét và sạt, lở đất đe dọa đến tính mạng gia đình. Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo Ban phòng, chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn xã thực hiện phương châm “4 tại chỗ” “chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Huy động toàn bộ lực lượng dân quân túc trực tại các điểm có dấu hiệu, nguy cơ sạt lở cao, nhanh chóng di dời các hộ dân đến nơi an toàn. Rất may trong những năm trở lại đây không xảy ra vụ sạt lở đất nào nghiêm trọng gây thiệt hại đến người và tài sản. Tuy nhiên, với địa hình bất lợi và diễn biến thiên tai bất thường, tiềm ẩn nguy cơ sạt, lở đất cao.

 

Ngoài ra, tỉnh lộ 432A là tuyến đường huyết mạch nối liền xã Tân Mai và các địa phương lân cận. Tuy nhiên, vào mùa mưa, cung đường này thường xảy ra ách tắc do tình trạng sạt, lở đất, đá văng xuống đường. Theo thống kê, tỉnh lộ 432A chạy qua địa bàn xã 11 km thì có đến 10 điểm thường xuyên bị đất, đá phủ kín đường vào mùa mưa gây cản trở các phương tiện qua lại.

 

Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi đến thăm các hộ gia đình tại xóm Nánh và xóm Thầm Nhân thuộc diện có nguy cơ cao xảy ra tình trạng sạt, lở đất. Qua khảo sát thực tế cho thấy, tại 2 xóm này xuất hiện các điểm sụt lún với độ sâu 1 mét, nhiều vết nứt trải dài hàng chục mét. Một số hộ gia đình phải sử dụng bương, tre chống dưới gầm sàn nhà để tránh nguy cơ nhà đổ sập.

 

Loay hoay với bài toán tái định cư

 

Trước thực tế đáng lo ngại trên, chính quyền xã cũng như các hộ dân tha thiết được chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện có nhiều khó khăn đặt ra.

 

Anh Triệu Văn Thanh (xóm Nánh, xã Tân Mai) cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng trước thực trạng sạt, lở đất diễn ra vào mùa mưa bão. Mặc dù các hộ dân đã làm đơn gửi chính quyền xin được di dân tái định cư đến nơi ở mới, tuy nhiên vẫn chưa có câu trả lời. Chính vì vậy, gia đình tôi và các hộ dân sinh sống xung quanh không thể yên tâm phát triển kinh tế, bởi nếu đầu tư vốn sản xuất, khi chuyển đến nơi ở mới không thể đem đi được. Do vậy, đời sống của chúng tôi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn”. 

 

Hiện nay, xã Tân Mai vẫn nằm trong Chương trình 135. Theo thống kê năm 2016, thu nhập bình quân toàn xã đạt 9,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm đến 48,4%; tỷ lệ nhà tạm trên 10%. Ngoài ra, do diện tích tự nhiên đa phần là đồi, núi cao nên đất sản xuất chỉ có 170,5 ha (chiếm 4,9% tổng diện tích toàn xã). Vì vậy, người dân thiếu đất canh tác. Cùng với đó, xã nằm cách quốc lộ 6 khoảng 20 km, việc lưu thông hàng hóa gặp nhiều cản trở, các thương lái thường trả giá thấp hơn so với các xã vùng ngoài.

 

Do đó, không chỉ những hộ dân ở trong vùng sạt, lở có nguyện vọng di dân mà cả các hộ nghèo, cận nghèo cũng có nguyện vọng đến nơi ở mới để phát triển kinh tế.

Đồng chí Triệu Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND xã trăn trở: “Trong thời gian sớm nhất, chúng tôi tha thiết mong muốn huyện Mai Châu cũng như tỉnh có những chính sách quan tâm, hỗ trợ các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt, lở cao được di chuyển đến nơi ở mới an toàn. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã hiện nay có một số điểm không nằm trong vùng nguy cơ xảy ra sạt, lở đất nhưng do địa hình không thuận lợi nên không thể làm nhà và canh tác. Do đó, xã mong muốn Nhà nước hỗ trợ kinh phí để san lấp mặt bằng cho người dân làm nhà, sinh sống. Tân Mai là xã vùng 135 với nhiều khó khăn, chúng tôi mong thời gian tới sẽ nhận được sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành hỗ trợ cây, con giống, chuyển giao KH-KT để người dân có thể vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống”.

         

                                                                           

       

                                                                             Đức Anh

 

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục