(HBĐT) - Sau khi UBND tỉnh ban hành Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình” (gọi tắt là Đề án 1084) huyện Cao Phong đã ban hành Quyết định số 1897/QĐ - UBND ngày 11/9/2017 về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố của huyện Cao Phong”. Huyện lựa chọn làm điểm tại xã Thu Phong và xã Xuân Phong.


Những kết quả bước đầu

Huyện Cao Phong thực hiện sáp nhập 10 xóm thành 5 xóm, trong đó xã Thu Phong gồm: xóm Bưng 1 và Bưng 2, Bưng 3 và Bưng 4, xóm Vỏ 1 và Vỏ 2. Xã Xuân Phong gồm: xóm Rú 1 và Nhõi 3, xóm Rú 2 và Rú 3. Để thực hiện việc sáp nhập, lãnh đạo huyện Cao Phong đã chỉ đạo sát sao các thành viên triển khai, bố trí cán bộ đến từng xã hướng dẫn thực hiện các bước trong Đề án 1084 của tỉnh. Ban chỉ đạo đề án phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân. Tính đến ngày 3/11, huyện Cao Phong làm được 6/8 bước theo đúng quy trình của UBND tỉnh đề ra.


Xã Xuân Phong, huyện Cao Phong huy động các hội, đoàn thể phối hợp với lãnh đạo xóm đến từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Đề án sáp nhập xóm, tổ dân phố. ảnh chụp tại xóm Rú 1, xã Xuân Phong.

Tại bước thứ 6 là lấy ý kiến đóng góp của cử tri, huyện Cao Phong tổ chức cho dân bỏ phiếu tại từng xóm thực hiện sáp nhập. Kết quả thu được tại xã Thu Phong đa số cử tri tham gia đầy đủ, chỉ thiếu 4 phiếu của xóm Vỏ 1 và Vỏ 2 do chủ hộ đi làm xa. Theo đó, xóm Bưng 1 và Bưng 2 có 81/121 phiếu (đạt 67%) đồng ý sáp nhập; Bưng 3 và Bưng 4 có 43/94 phiếu (đạt 44,79%) đồng ý sáp nhập; Vỏ 1 và Vỏ 2 có 99/99 phiếu (đạt 100%) đồng ý sáp nhập.

Tại xã Xuân Phong, xóm Rú 1 và xóm Nhõi 3 vắng 38 hộ, xóm Rú 2 và Rú 3 vắng 22 hộ. Theo đó, xóm Rú 1 và Nhõi 3 có 51/103 phiếu (đạt 49,5%) đồng ý sáp nhập, xóm Rú 2 và Rú 3 có 42/58 phiếu (đạt 73%) đồng ý sáp nhập.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Đề án sáp nhập xóm, tổ dân phố tại huyện Cao Phong, về cơ bản người dân tại 10 xóm đều ủng hộ sáp nhập. Đây là kết quả đáng ghi nhận thể hiện sự định hướng đúng của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, huyện; cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đề án. Tuy nhiên còn 4 xóm số cử tri ủng hộ việc sáp nhập chưa đạt 50%.

Những vấn đề phát sinh cần giải quyết

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại một số vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án sáp nhập xóm, tổ dân phố tại huyện Cao Phong.

Chúng tôi có mặt tại xóm Rú 1 và Nhõi 3 có số phiếu của cử tri chưa đạt 50% để tìm hiểu về nguyên nhân vì sao người dân không tán thành thực hiện đề án. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Yền, Trưởng xóm Rú 1 cho biết: Sau khi được Đảng ủy, UBND xã triển khai đề án sáp nhập xóm Rú 1 với xóm Nhõi 3. Cấp ủy, chính quyền xã đề nghị lãnh đạo 2 xóm họp bàn để triển khai tổ chức họp dân. 2 xóm tiến hành họp dân thông báo những nội dung trong đề án, phân tích chi tiết những ưu điểm của việc sáp nhập và chúng tôi đã đến vận động từng gia đình để người dân hiểu về nội dung đề án. Sau đó tiến hành lấy ý kiến của người dân bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả, số người dân đồng ý sáp nhập chỉ đạt 49,5%. Một số hộ phản đối việc sáp nhập chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như: lịch sử hình thành của các xóm, phong tục tập quán, cách sống của 2 xóm khác nhau. Theo một số người dân thì sau khi sáp nhập nảy sinh vấn đề mai táng cho người từ trần tại nghĩa địa khó giải quyết. Người dân xóm Rú 1 không muốn chuyển nghĩa địa vào trong xóm Nhõi 3 do vị trí tương đối xa. Các hoạt động thôn, xóm không thuận tiện như họp xóm, làm mương bai, làm đường nội đồng…

Ngoài ra, sau khi sáp nhập, đội ngũ cán bộ thôn, xóm phải bầu lại. Những cán bộ không trúng cử sẽ giải quyết chế độ như thế nào. Sau khi sáp nhập, vấn đề đổi tên xóm cũng gây tranh cãi lớn trong nhân dân. Hơn thế, việc sáp nhập và đổi tên xóm ảnh hưởng đến các giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sổ hộ khẩu, sổ bảo hiểm… nếu người dân phải làm lại sẽ tốn kém về kinh phí và thời gian. Các xóm trước khi sáp nhập đều có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng, vậy sau khi sáp nhập vấn đề nhà văn hóa sẽ giải quyết như thế nào? Đó là những băn khoăn của người dân tại những xóm thực hiện sáp nhập.

Đồng chí Trần Văn ý, Phó Trưởng phòng Nội vụ huyện Cao Phong cho biết: Để giải quyết các vấn đề phát sinh trong Đề án sáp nhập xóm, tổ dân phố tại huyện Cao Phong, trong thời gian tới, Ban chỉ đạo thực hiện đề án sẽ tuyên truyền, vận động những hộ dân chưa đồng ý sáp nhập. Đối với những cử tri chưa có mặt để bỏ phiếu, Ban chỉ đạo cử cán bộ trực tiếp phối hợp với chính quyền 2 xã đến từng hộ phát phiếu để người dân thực hiện quyền dân chủ của mình. Những vấn đề phát sinh về bố trí cán bộ, giải quyết chế độ; các giấy tờ của người dân sau khi sáp nhập bị thay đổi sau khi có chủ trương, văn bản hướng dẫn của Ban chỉ đạo Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”, Ban chỉ đạo đề án huyện Cao Phong sẽ giải quyết đúng theo hướng dẫn.


                                                                               Thu Thủy

 

Các tin khác


Cộng đồng người Việt tại thành phố Greifswald, nước Đức hỗ trợ cho bà con huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Sáng 8/11, các kiều bào đại diện cho cộng đồng người Việt tại thành phố Greifswald (nước Đức) phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam tổ chức chương trình tặng quà, hỗ trợ nhân dân tại 2 xã Đồng Nghê và Suối Nánh (huyện Đà Bắc) chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ.

Người nhà cán bộ “ẩn mình” vào hộ cận nghèo để hưởng chế độ

Nhiều cán bộ ở xã Đức Dũng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) ghép người nhà của mình vào hộ cận nghèo nhằm trục lợi bất chính.

Đã có tới 69 người chết và 30 người mất tích sau bão số 12

Theo báo cáo nhanh ngày 7-11 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống thiên tai, đã có 69 người chết và 30 người mất tích ở các tỉnh miền trung và Tây Nguyên trong bão số 12 và cơn lũ lịch sử.

Bộ CHQS tỉnh: Trao 70 triệu đồng hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 07/11, tại Uỷ Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức trao tiền hỗ trợ cho đồng bào chịu ảnh hưởng đợt mưa lũ vừa qua xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Thủy, Kỳ Sơn quyết liệt hành động, tạo được hiệu quả cao

(HBĐT) - Thực hiện "Tháng hành động về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh” đã tạo được chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm TTATGT đường bộ trên địa bàn. Mặc dù vậy vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, công tác giải tỏa hành lang, xử lý các vi phạm mới chỉ tập trung ở khu vực đô thị. Để duy trì phong trào đạt được hiệu quả, thời gian tới cần quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra, xử lý các vi phạm về TTATGT gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm người đứng đầu trong xử lý, giải tỏa, cưỡng chế các vi phạm lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ.

Phúc Sạn (Mai Châu) Gồng mình chống chọi với thiên tai

(HBĐT) - "Cứ mưa là sạt, là lở đất, chúng tôi luôn tạo cho mình thế chủ động, gồng mình để ứng phó với thiên tai, nhưng sức người có hạn”… ông Đinh Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Phúc Sạn(Mai Châu) bỏ lửng câu nói khi thoáng thấy người nhà nạn nhân vụ sạt lở đất, sập nhà do mưa lớn kéo dài từ ngày 9-12/10 vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục