(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 1084, ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình” (gọi tắt là Đề án 1084), UBND huyện Lương Sơn đã ban hành Kế hoạch số 103, ngày 13/9/2017 về việc triển khai thực hiện làm điểm đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố” thuộc huyện Lương Sơn. Xã Trường Sơn là 1 trong 2 xã của huyện được chọn thực hiện việc thí điểm đề án trên.


Xã Trường Sơn thực hiện đúng theo trình tự kế hoạch của tỉnh đã đề ra. Sau khi xây dựng dự thảo đề án thí điểm sáp nhập xã dựa trên các ý kiến đóng góp. Ban Chỉ đạo sáp nhập xóm của xã Trường Sơn đã tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, yêu cầu chủ trương sáp nhập xóm thuộc tỉnh nói chung, xã nói riêng đến toàn thể đội ngũ công chức, đảng viên, bí thư chi bộ, trưởng xóm trong toàn xã, đồng thời xin ý kiến đặt tên mới của xóm sau khi sáp nhập.

Hiện nay, xã Trường Sơn có 10 xóm, sau khi xem xét tình hình thực tế, xã quyết định thí điểm sáp nhập 2 xóm Mỏ và Tháy. Tên gọi mới sau khi sáp nhập sẽ gọi là xóm Tháy Mỏ với tổng số 95 hộ (xóm Mỏ 45 hộ, xóm Tháy 50 hộ) với 424 nhân khẩu. Sở dĩ UBND xã chọn 2 xóm trên để thực hiện thí điểm vì đều là xóm có ít hộ, nằm cạnh nhau, tiền thân trước đây hai xóm là một chi bộ, gọi là chi bộ Mỏ. Mới được tách ra làm 2 chi bộ từ năm 1980. Sau khi lấy ý kiến của người dân bằng hình thức bỏ phiếu kín, xóm Mỏ đạt 82,8% , xóm Tháy đạt 97% số phiếu đồng ý. Cơ bản người dân đều đồng thuận với mục tiêu của Đề án 1084 đã đề ra.


Khu Tống Khiêng thuộc địa phận xóm Mỏ, xã Trường Sơn (Lương Sơn) dự kiến sẽ được chọn để xây dựng nhà văn hóa mới sau khi sáp nhập 2 xóm Mỏ và Tháy.

ông Đinh Công Hậu, trưởng xóm Mỏ cho biết: Từ khi biết xóm được chọn làm thí điểm, tôi cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo xã đã tuyên truyền trên loa của xóm đến toàn thể người dân trong xóm hiểu rõ về mục đích, chủ trương sáp nhập của Đề án 1084. Với những hộ ở quá xa, chúng tôi đã đến từng hộ để phổ biến lại. Cùng với đó tổ chức họp dân nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình sáp nhập.

Một vấn đề được đặt ra sau khi sáp nhập, nhà văn hóa cũ của các xóm không đảm bảo được quy mô sinh hoạt vì dân số tăng lên. ông Đinh Công Hậu cho biết thêm: Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức nhiều cuộc họp cùng với người dân xóm Tháy, trao đổi thêm về vấn đề xây dựng nhà văn hóa mới. Qua khảo sát tình hình thực tế, dự kiến sẽ đặt tại khu Tống Khiêng thuộc địa phận xóm Mỏ với lợi thế nằm giữa trung tâm 2 xóm lại ngay gần mặt đường, quỹ đất rộng, lên đến 4.000 m2 có thể xây dựng được nhà văn hóa rộng rãi khang trang, có sân thể thao, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của bà con. Với những hạng mục nhà văn hóa trước đây, xóm sẽ sửa sang lại để sử dụng trong các dịp sinh hoạt tổ.

Anh Bùi Xuân Bách, người dân xóm Mỏ cho biết: Tôi cũng như bà con trong xóm hoàn toàn đồng tình, ủng hộ việc sáp nhập 2 xóm Tháy và Mỏ. Người dân 2 xóm chủ yếu đều có quan hệ họ hàng, có điểm tương đồng trong phong tục, tập quán, quy ước, hương ước giữa các xóm. Tuy nhiên có vướng mắc là các giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, giấy khai sinh bị thay đổi, làm lại sẽ mất thời gian.

Một vấn đề được đặt ra là sau khi sáp nhập, đội ngũ cán bộ sẽ phải bầu lại. Đồng chí Bạch Chí Điển, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn cho biết: Hiện tại, cán bộ tại 2 xóm vẫn đang công tác. Sau khi sáp nhập thành công, chúng tôi giải thể rồi làm đề án công tác cán bộ mới, tổ chức họp dân 2 xóm để bầu đội ngũ cán bộ mới. Chúng tôi chú trọng những người mới phải có năng lực tốt, tư tưởng đảm bảo, công bằng để cùng nhân dân xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.

Sau khi sáp nhập thành công xóm Mỏ Tháy, Ban chỉ đạo sẽ họp rút kinh nghiệm. Nếu thuận lợi trong năm tới sẽ đề xuất UBND tỉnh, huyện tiến hành sáp nhập tiếp 8 xóm còn lại thành 4 xóm bao gồm: xóm Bái Yên (18 hộ) và xóm Suối Bu (88 hộ); xóm Bằng Gà (90 hộ) và xóm Cầu Dâu (75 hộ); xóm Cột Bài (75 hộ) và xóm Lâm Trường (30 hộ); xóm Chanh (54 hộ) và xóm Đồng Bưởi (16 hộ) nhằm sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, đảm bảo ổn định và nâng cao hiệu quả theo đúng chủ chương đã đề ra - đồng chí Bạch Chí Điển cho biết thêm.


Đồng Hương

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trao 800 phần quà hỗ trợ học sinh nghèo 2 xã Mỵ Hòa (Kim Bôi), Trung Thành (Đà Bắc)

(HBĐT) - Ngày 14/11, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai - ichi Việt Nam phối hợp với các Sở VHTT&DL, LĐTB&XH tổ chức trao 800 phần quà hỗ trợ học sinh nghèo xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) và Trung Thành (Đà Bắc). Tham dự có ông Trần Đình Quân, Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai - ichi Việt Nam, kiêm Chủ tịch Quỹ "Vì cuộc sống tươi đẹp”; lãnh đạo các sở VHTT&DL, LĐTB&XH, Huyện ủy, UBND hai huyện Kim Bôi, Đà Bắc và 2 xã Mỵ Hòa, Trung Thành.

Lạc Thủy tiếp nhận cứu trợ cho đồng bào vùng lũ với tổng trị giá gần 3 tỷ đồng

(HBĐT) - Với mong muốn chia sẻ một phần khó khăn với đồng bào vùng lũ của huyện Lạc Thủy sau trận lũ lịch sử ngày 10/10 vừa qua, nhiều cơ quan, ban nghành đoàn thể, tổ chức cá nhân có tấm lòng nhân ái đã cứu trợ khẩn cấp, thăm hỏi tặng quà, hỗ trợ người dân vùng lũ của huyện Lạc Thủy vượt qua khó khăn trước mắt dần ổn định đời sống.

Tiếp nhận 100 triệu đồng từ Công ty TNHH Esquel Việt Nam khắc phục hậu quả mưa lũ

(HBĐT) - Chiều 14/11, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức lễ tiếp nhận tiền ủng hộ cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai do Công ty TNHH Esquel Việt Nam (KCN Lương Sơn) ủng hộ. Dự lễ tiếp nhận có lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam; ông Kawsiri Purin, Giám đốc Công ty TNHH Esquel Việt Nam tại Hòa Bình.

Truyền thông Đề án thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Tối ngày 13/11, tại xã Quy Hậu, Hội LHPN và Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Tân Lạc đã phối hợp với Đoàn nghệ thuật tỉnh tổ chức truyền thông giao lưu nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập huyện và tuyên truyền đề án 1084 "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”.

Xã Cao Răm hướng tới giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Xã Cao Răm có 1.061 hộ với 5.103 nhân khẩu sống tại 9 xóm. Là xã vùng khó khăn của huyện Lương Sơn, trong thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào sản xuất nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương. Nhờ có định hướng đúng, người dân hưởng ứng nhiệt tình đã đem lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế, hướng tới giảm nghèo bền vững nâng cao đời sống người dân.

Quyên góp hơn 20 triệu đồng ủng hộ đồng bào Hà Tĩnh khắc phục lũ lụt

(HBĐT) - Cơn bão số 10 (trung tuần tháng 9 vừa qua) đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền Trung, trong đó có Nghệ An và Hà Tĩnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục