(HBĐT) - Những chiếc nón tròn vành cùng đường khâu chắc chắn.... những bức tranh thêu tinh xảo được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo, dù một phần cơ thể không lành lặn nhưng họ vẫn có cả khối óc và con tim nghị lực với mong muốn xã hội nhìn nhận người khuyết tật công bằng hơn, cảm thông hơn... Đó chính là sản phẩm của những người khuyết tật do Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức, huyện Lương Sơn đào tạo.



Bà Bùi Thị Minh Thức, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức hướng dẫn học viên khuyết tật thêu tranh.

Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức - nơi đang tạo dựng tương lai cho không ít người kém may mắn. ở đây, họ được học các kỹ năng sống, học nghề để nuôi sống bản thân.

Năm 2007, bà Bùi Thị Minh Thức mở Trung tâm nhân đạo ngay tại nhà mình thuộc tiểu khu 12 – thị trấn Lương Sơn - huyện Lương Sơn và tiếp nhận những người khuyết tật vào làm nghề thêu tay truyền thống. Ban đầu bà chỉ nhận hơn 10 người khuyết tật vào đào tạo.

Công việc trong suốt hơn 10 năm qua hết sức khó khăn vì nguồn hàng không ổn định. Thu nhập bấp bênh, không đủ gồng gánh chi phí cho hơn chục con người, có lúc lâm cảnh nợ nần, bế tắc... Bà Thức càng cô đơn hơn trên con đường thực hiện ý nguyện đưa "chiếc cần câu” tới cho những cảnh đời kém may mắn khi chính gia đình và bạn bè cũng không ủng hộ vì nhận thấy bà quá vất vả khi tuổi không còn trẻ và công việc kinh doanh lại mù mịt, chẳng thấy tương lai.

Không nản chí, bà Thức tiếp tục đi tìm các mối để giao, nhận hàng. Không ít doanh nghiệp và cơ sở khi biết bà nhận hàng về cho người khuyết tật làm đã từ chối vì họ cảm thấy không tin tưởng. Khó khăn chồng chất khó khăn....bà lặn lội ra Thủ đô Hà Nội tìm đến các cơ sở thêu lâu năm, uy tín. Bà đi đến cả các tỉnh có nhiều khu du lịch nổi tiếng như Huế, Đà Nẵng để tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Thấy tấm lòng cao cả của bà, nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã đồng ý giao và nhận thu mua các sản phẩm thêu tay từ người khuyết tật của Trung tâm do bà đảm nhận. Nhờ thế, sau một thời gian, khi công việc kinh doanh tốt dần lên, Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức cũng được nhiều người biết đến. Những người khuyết tật ở các nơi trong tỉnh đã liên hệ để được vào làm tại trung tâm của bà vì họ nhận ra đây chính là môi trường dành cho mình.

Các sản phẩm thêu tay của những người khuyết tật tại Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức luôn được các doanh nghiệp, cơ sở đánh giá cao. Nhờ thế mà hiện nay, Trung tâm không chỉ nhận các đơn hàng để bán trong nước mà còn được các doanh nghiệp nhận xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiện nay, Trung tâm bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức đang tạo các nghề như: làm nón, mây - tre đan và nghề thêu tay truyền thống cho 50 lao động là người khuyết tật. Ngoài lao động đang sống và làm việc tại Trung tâm, hiện còn nhiều người khuyết tật trong tỉnh đã thành thạo nghề sau một thời gian làm việc tại Trung tâm. Họ nhận hàng về làm tại nhà và luôn trả hàng đúng thời gian để giao cho các công ty theo hợp đồng.

Đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn đánh giá: "Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Lương Sơn nói riêng. Trong đó có hoạt động hỗ trợ, dạy nghề, tạo việc làm cho những lao động là người khuyết tật. Qua đó đã góp phần chung tay cùng với các cấp, ngành trong huyện giúp cho người khuyết tật có được công việc ổn định, tự chủ được cuộc sống của mình, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, xã hội. Khi người khuyết tật khẳng định được giá trị của bản thân đối với xã hội thì họ sẽ dễ dàng hoà nhập với cộng đồng hơn... Với những hoạt động ý nghĩa đó, Trung tâm Bảo trợ xã hội nhân đạo Minh Đức thực sự là ngôi nhà chung, là nơi tạo dựng tương lai cho những mảnh đời kém may mắn.

Những người khuyết tật tại đây đã có việc làm ổn định, điều kiện ăn, ở được bà Thức hỗ trợ. Chính vì vậy, thay vì trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội, những người khuyết tật đã có thể tự bước trên đường đời bằng chính đôi chân của mình. Điều này có ý nghĩa hơn mọi lời nói yêu thương, vì hơn ai hết, bà Thức luôn mong muốn xã hội thừa nhận và trân trọng đóng góp của những con người không lành lặn này.

 Trần Trang
(Đài Lương Sơn)

Các tin khác


9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục