(HBĐT) - Không cỗ bàn linh đình, không khách khứa nhộn nhịp gần xa, không đoàn đưa rước dâu dập dìu, chỉ có hai bên họ hàng nội ngoại, một vài người hàng xóm, bạn bè thân thiết chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng, hạnh phúc. Đó là cách mà những đám cưới thời Covid-19 diễn ra. Mọi thứ được tối giản hết mức có thể trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến khó lường nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa và cảm xúc.



Cuối tháng 12/2021, chị Bùi Thị Điệp, xã Kim Bôi (Kim Bôi) tổ chức xong ngày trọng đại cho con gái lớn. Đám cưới được diễn ra nhỏ gọn, ấm cúng khi lễ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới cùng được gói gọn trong 1 ngày để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho nhà trai, đáp ứng yêu cầu phòng, chính dịch Covid-19. Ngay từ ban đầu, ý tưởng về một đám cưới theo đúng phong tục địa phương với sự tham gia đầy đủ của họ hàng nội, ngoại gần xa, bạn bè, đồng nghiệp đã được cô dâu Ngọc Trinh và chú rể Phạm Nam lên kế hoạch chi tiết, chu đáo. Nhưng do tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, "đám cưới như mơ” không thể thực hiện. Thay vào đó, gia đình chỉ tổ chức vài mâm cơm báo cáo tổ tiên và họ hàng. Thậm chí, buổi chiều trước ngày đưa con gái về nhà chồng tại huyện An Dương (Hải Phòng), bố mẹ cùng vài người thân của cô dâu đã lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh test nhanh Covid-19, để đảm bảo đủ điều kiện đi đến nhà trai theo yêu cầu của chính quyền sở tại đối với người ngoại tỉnh. 

Trước đó, đám cưới của cô dâu Thanh Mai và chủ rể Trịnh Khánh cũng diễn ra tại nhà gái ở xã Kim Bôi (Kim Bôi) sau khi phải hoãn một lần vào đầu tháng 11. Vẫn là đúng giờ đẹp, nhà trai từ thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) mang tráp hỏi, trầu cau đến hỏi cô gái thảo hiền về làm dâu con trong nhà. Vẫn là bóng dáng người cha, người mẹ bần thần tiễn con gái đến bậu cửa, nhưng không còn cảnh đoàn rước dâu nối đuôi nhau nữa, chỉ có đại diện nhà gái, nhà trai đón cô dâu mới về nhà chồng. Không có đông đảo anh em bạn bè tới dự, nhưng theo dõi livestream đám cưới từ xa, họ vẫn liên tục gửi lời chúc phúc và những món quà ý nghĩa đến đôi bạn trẻ bằng hình thức trực tuyến.  

Đám cưới mùa dịch, ngoài việc tổ chức đơn giản, rút gọn và luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý hoãn đám cưới khi có chỉ đạo từ chính quyền địa phương, thì việc chuẩn bị cỗ và ăn cỗ cũng hết sức đặc biệt. Về phía gia chủ, bên cạnh các món ăn được lên mâm trang trọng, đẹp mắt, đi kèm là những chiếc túi nilon để khách có thể mang đồ về nếu không ngồi dự cỗ trực tiếp. Ngoài cửa rạp chính đón khách, khẩu trang, nước rửa tay khô sát khuẩn được gia chủ để tại vị trí dễ thấy, tiện cho khách sử dụng. Đối với khách được mời, ai cũng đeo khẩu trang và chủ động giữ khoảng cách với người khác. Họ chia nhau thành từng nhóm nhỏ đến chúc phúc và gửi quà mừng cho đôi uyên ương, sau đó ra về chứ không ngồi dự tiệc như trước đây. 

Chị Như Ngọc, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Không chỉ tôi mà cô dâu nào cũng muốn có một ngày vui với đông đủ họ hàng, anh em bạn bè, đồng nghiệp. Nhưng do dịch bệnh vẫn chưa thực sự được kiểm soát, tôi cũng không muốn ngày vui trở thành nỗi lo nên bàn với bố mẹ hai bên chủ động cắt giảm các thủ tục rườm rà. Chỉ tổ chức đón dâu và mời tiệc trong khuôn khổ nội bộ gia đình nhưng vẫn rất vui vẻ và hạnh phúc.

Những sự thay đổi và thích nghi nhanh chóng bằng nhiều cách làm mới đã thể hiện quyết tâm vượt qua dịch bệnh của cả cộng đồng. Một "đám cưới thời Covid-19” có thể không được hoành tráng, long trọng như mong ước của nhiều gia đình cũng như các cặp uyên ương. Nhưng sau tất cả, sự an toàn của gia chủ và cả khách mời là điều được đặt lên trên hết. Ý thức, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng của mỗi người là một lời chúc hoàn hảo giữa thời dịch cho đôi lứa sống hạnh phúc dài lâu. Một đám cưới đơn giản, gọn nhẹ trong mùa dịch sẽ là kỷ niệm đáng nhớ để các cặp đôi kể lại với con cháu sau này.

 Khánh Linh (TTV)

Các tin khác


Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Lương Sơn

Sáng 25/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCCC và diễn tập phương án PCCC&CNCH tại KCN Lương Sơn.

Trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn), nội dung tư vấn, trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ là hoạt động điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của thành viên tham gia dự án và người dân địa phương.

Cảnh giác khi mua hàng khuyến mại, giảm giá

Trong thời đại công nghệ thì việc mua bán hàng qua mạng là phổ biến. Tuy nhiên đây là kênh dễ lừa khách hàng nhất. Để tạo lòng tin, kẻ xấu giả mạo nhiều fanpage nổi tiếng với ảnh đại diện, ngôn ngữ, có đường dẫn tới web mua hàng rồi đồng loạt chạy quảng cáo, khiến người dùng lầm tưởng hãng thực sự có chiến dịch khuyến mãi.

Thời tiết ngày 25/4: Nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, Bắc Bộ bắt đầu tăng nhiệt mạnh. Riêng Trung Bộ nắng nóng đến mức đặc biệt gay gắt, có nơi trên 39 độ C. Tây Nguyên, Nam Bộ trên 37 độ C.

Công đoàn ngành Giáo dục chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Xác định việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đội ngũ cán bộ, nhà giáo, người lao động (NLĐ) là nhiệm vụ then chốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Giáo dục đã thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn, chú trọng hướng về cơ sở. Đồng thời thực hiện đa dạng giải pháp, kịp thời chia sẻ những khó khăn giúp đoàn viên, NLĐ yên tâm công tác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới

Ngày 23/4, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược truyền thông về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đây là hoạt động trong kế hoạch triển khai thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống của các cộng đồng đặc biệt khó khăn tại huyện Đà Bắc và huyện Lạc Sơn”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục