(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thủy có một số doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và hàng chục xưởng may nhỏ phân bố ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương, Lạc Thịnh… đang cần nguồn lao động. Vì lẽ đó, người dân địa phương quan tâm đến việc làm tại chỗ, cũng như có nhu cầu được tham gia học các lớp nghề.


Công ty CP S Life tại xã Yên Trị (Yên Thủy) phối hợp đào tạo nghề may, tuyển dụng lao động trên địa bàn huyện vào làm việc.

Năm 2022, trên cơ sở khảo sát nhu cầu của lao động nông thôn, Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã mở 4 lớp đào tạo nghề may công nghiệp tại các xã: Lạc Thịnh, Đa Phúc, Hữu Lợi, Đoàn Kết với tổng số 138 học viên. Hầu hết lao động sau kết thúc khóa đào tạo được nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp may mặc lớn như Công ty CP S Life (xã Yên Trị), Công ty CP may Yên Thủy (xã Ngọc Lương). Lao động làm việc tại các công ty may trên được trả lương theo sản phẩm, thu nhập bình quân hơn 5 triệu đồng/người/tháng. Trung tâm GDNN-GDTX huyện đã liên kết với doanh nghiệp may mặc trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.     

Đồng chí Bùi Thanh Tuyền, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện cho biết: Bên cạnh các nghề phi nông nghiệp, Trung tâm chú trọng đào tạo nghề dựa vào thế mạnh của địa phương và nhu cầu của người dân. Trong năm, Trung tâm đã mở 5 lớp nuôi gà thả vườn tại các xã: Phú Lai, Bảo Hiệu, Lạc Sỹ, Đa Phúc, Ngọc Lương. 118 học viên là nông dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đã tham gia lớp học. Nhờ được hướng dẫn, trang bị kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, bà con phát huy trong thực tiễn sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, duy trì được nghề lâu dài gắn với sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 

Để công tác liên kết đào tạo và đào tạo nâng cao chuyển biến mạnh mẽ, UBND huyện tăng cường gắn kết 3 nhà "nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp” trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ. Trong năm, từ nguồn kinh phí phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện mở 2 lớp kỹ thuật trồng rau an toàn tại xã Phú Lai; 4 lớp kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho trâu, bò tại xã Lạc Lương, Bảo Hiệu; 2 lớp kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong lấy mật tại xã Đoàn Kết. Các lớp đào tạo theo chương trình dưới 3 tháng với 254 học viên.

Bằng các nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và từ nguồn ngân sách huyện, UBND huyện triển khai 24 lớp đào tạo nghề cho 650 lao động nông thôn. Số lao động được giải quyết việc làm toàn huyện ước đạt gần 1.000 người, thực hiện 110% chỉ tiêu kế hoạch năm; lao động qua đào tạo ước đạt 65%, trong đó 24,5% lao động có bằng cấp, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên. 

Đồng chí Vũ Ngọc Nam, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Cùng với đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp để giải quyết việc làm, chuyển dịch lao động. Tăng cường đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, đa dạng hóa hình thức hợp tác như xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, ký kết đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp, huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào công tác đào tạo nghề cho lao động... 

 Linh Nhật

Các tin khác


Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Thủy: Tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai

Thời gian qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Thủy tích cực tham gia công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, sơ cấp cứu, cứu trợ đột xuất, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nhất là tại các xã ven sông Bôi.

Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục