(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là chương trình nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào DTTS&MN; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo bền vững... Qua hơn 2 năm triển khai chương trình đã góp phần giúp cơ sở hạ tầng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh từng bước được đầu tư; sản xuất phát triển, các vấn đề an sinh xã hội được chú trọng.

 


Lồng ghép nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, UBND xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã giúp người dân xây dựng mô hình nuôi ong mật và sản xuất rau củ theo tiêu chuẩn Vietgap.

Với đặc thù là xã vùng cao, giao thông khó khăn, có hơn 90% là đồng bào DTTS sinh sống, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc trước đây thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh. Năm 2021, xã chính thức về đích nông thôn mới. Có được kết quả đó là nhờ sự tận dụng tối đa, lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ, trong đó có chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Đồng chí Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Ngay khi xây dựng kế hoạch về đích NTM, xã đã huy động mọi nguồn lực từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN cũng đã hỗ trợ, tạo sinh kế cho người dân để xã thực hiện thành công các tiêu chí khó như tiêu chí thu nhập, phát triển mô hình sản xuất, giảm nghèo...

Ngoài Quyết Chiến, trong tỉnh có nhiều xã vùng đặc biệt khó khăn đã sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc cho biết: Xác định Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN là nguồn lực quan trọng góp phần đẩy nhanh việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM trong vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh, hàng năm, từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ, Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố căn cứ vào nhu cầu thực tế về phát triển KT-XH, quy hoạch nông thôn mới để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt phương án phân bổ nguồn vốn ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm cho các xã có khả năng hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn; ưu tiên giải quyết các khó khăn trong điều kiện sinh kế và điều kiện sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.

Giai đoạn 2021 - 2023, kế hoạch vốn đầu tư phát triển của tỉnh là 720.680 triệu đồng; vốn sự nghiệp 601.438 triệu đồng. Lũy kế đến nay đã giải ngân 10 dự án với tổng vốn đầu tư 53.914 triệu đồng, tương đương 19,64%; vốn sự nghiệp giải ngân được 43.865 triệu đồng, tương đương 29,43%. Từ các nguồn vốn này đã và đang đầu tư 260 công trình, trong đó có 40 công trình nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng; 103 công trình giao thông; 13 công trình đường trung tâm xã, đường liên xã; 5 công trình chợ; 4 công trình giáo dục; 80 công trình sửa chữa nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng; 10 công trình nước sinh hoạt; 5 công trình thủy lợi và hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cũng như đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống người dân các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Những năm qua, hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN đã góp phần phát triển toàn diện vùng nông thôn DTTS. Đồng bào đã biết cách làm ăn, hạn chế tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định, góp phần giảm khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc, các khu vực. Đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng đồng bào DTTS&MN giảm còn 13,11%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS năm 2021 đạt 6,89%; năm 2022 đạt 2,93%. 100% xã đặc biệt khó khăn có đường ô tô đến trung tâm xã; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 97,89%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và nguồn điện khác đạt 99,84%; tỷ lệ hộ dân được sắp xếp bố trí ổn định đạt 71,78%...

Công tác tạo nguồn, xây dựng quy hoạch cán bộ được quan tâm thực hiện, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Chất lượng cán bộ ở vùng DTTS ngày càng nâng lên. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố và phát triển. Công tác phát triển Đảng luôn được quan tâm thực hiện, trong đó ưu tiên phát triển đảng viên trẻ, đảng viên nữ, đảng viên trí thức là người DTTS.

Đinh Hòa


Các tin khác


Ghi nhận sau hơn 1 tháng Trung tâm Đăng kiểm Hòa Bình hoạt động trở lại

(HBĐT) - Sau hơn 1 tháng, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S - Hòa Bình (Trung tâm Đăng kiểm Hòa Bình) hoạt động trở lại, số lượng xe đến làm thủ tục kiểm định, đăng kiểm không nhiều so với những ngày đầu mở cửa trở lại. Mọi công việc diễn ra khá ổn định, người dân phấn khởi vì được làm thủ tục đăng kiểm gần nhà.

Quy định mức hỗ trợ đối với người cai nghiện và công tác cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng

(HBĐT) - HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 254/2023/NQ-HĐND, ngày 14/7/2023 quy định mức hỗ trợ đối với người cai nghiện bắt buộc, người cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma tuý công lập trên địa bàn tỉnh Hoà Bình; công tác cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.

Việt Nam sẵn sàng các phương án bảo hộ công dân ở Niger

Trước tình hình căng thẳng tại Niger, phóng viên TTXVN tại châu Phi ngày 3/8 đã liên hệ Ðại sứ quán Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm địa bàn Niger về công tác bảo hộ công dân. Theo thông tin mới nhất, toàn bộ người Việt Nam tại Niger vẫn an toàn và Ðại sứ quán đang tích cực triển khai công tác bảo hộ công dân.

Mòn mỏi chờ nâng cấp đường Kỳ Sơn - Hợp Thành - Pheo Chẹ

(HBĐT) - Đường 445 nối từ quốc lộ 6, địa phận phường Kỳ Sơn đi các xã Hợp Thành, Thịnh Minh (TP Hòa Bình) đến Pheo Chẹ sang Ba Vì (Hà Nội) dài khoảng 14 km, có vai trò quan trọng thúc đẩy giao thương, cải thiện dân sinh, nhưng đang xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông, là nỗi khổ của người và phương tiện qua lại.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành, đơn vị chức năng quan tâm. Đời sống vật chất, sức khỏe và tinh thần của NCT từng bước được cải thiện. Từ đó, NCT phát huy vai trò trong việc giáo dục con cháu, góp sức xây dựng địa phương, quê hương ngày càng phát triển.

Thông tin cụ thể lịch chi trả lương hưu tháng 8/2023

Bưu điện Việt Nam và phối hợp với cơ quan BHXH tiến hành chi trả đến người hưởng ngay tại thời điểm Nghị định số 42 có hiệu lực vào ngày 14/8/2023. Việc chi trả này sẽ được áp dụng đối với cả 2 hình thức nhận tiền qua thẻ ATM và nhận tiền mặt tại Bưu điện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục