Lâm Hà – cái tên gợi nhớ đến Hà Nội và Lâm Đồng, là vùng đất mà người Hà Nội đã di cư vào từ những năm 1954. Nhờ có khí hậu tương đối mát mẻ nên loài đào Nhật Tân đã được di thực đến và gây trồng. Những ngày cuối năm, hoa đào chúm chím nở, khoe sắc hồng rạng rỡ tạo nên một khí Tết xứ Bắc nơi cao nguyên.


Những bông hoa đào phai chớm nở tại vườn đào Nhật Tân. Ảnh minh họa.(Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Những ngày này, tại vườn đào Nhật Tân "chính hiệu” của ông Chu Văn Lợi, tổ dân phố Đông Anh 1 (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà), người làm tất bật vặt lá để cây nuôi dưỡng nụ hoa. Khu vườn bằng phẳng rộng hàng ngàn mét vuông với 400 gốc đào cành có hình dáng đẹp mắt, không khác những vườn đào ngoài Bắc. 

Từ mấy ngày nay, lượng khách đến xem và đặt mua đào bắt đầu tăng. Nhiều khách sẵn sàng chi tiền trả trước và gửi tại vườn, sát ngày Tết mới đem về trưng bày. Ông Lợi cho biết, tất cả những cây đào ở đây đều được ông đưa từ Nhật Tân quê hương ông vào gây trồng. Thời tiết trong này tuy có khác biệt nhưng cũng khá thuận lợi cho cây đào sinh trưởng, đặc biệt cách chăm sóc phải có bí quyết để đào ra hoa, ra lộc đúng dịp Tết bán mới có giá. 

Hiện, mỗi cành đào tại vườn của ông Lợi được bán với giá khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, vườn còn có 50 cây đào thế với nhiều hình dáng lạ, rất đẹp. Loại đào này chủ vườn chỉ cho thuê với giá dao động từ 1,5-15 triệu đồng, thời gian thuê từ 28-29 tháng Chạp đến rằm tháng Giêng hoặc khi hoa tàn. 

Không xa vườn ông Lợi, vườn đào Nhật Tân của gia đình ông Nguyễn Quang Lâm (tổ dân phố Ba Đình, Nam Ban) cũng khá nổi tiếng. Là một giáo viên công tác ở địa phương, ông Lâm trồng đào từ năm 1996 xem như một nghề tay trái và để cho vơi nỗi nhớ quê hương. Vườn ông Lâm hiện có 300 gốc bích đào, bạch đào và đào phai và hiện có khoảng 30% số cây được khách đặt mua trước. 

Ông Lâm cho biết, năm nay đào nở hơi sớm nên ông phải đánh vào chậu trước, chờ đến ngày khách đến đặt mua. Theo dự đoán, vườn của ông có khoảng 80% số chậu nở đúng Tết với giá bán trung bình từ 1-1,5 triệu đồng/cây, cây đặc biệt có giá 10 triệu đồng. 

Vùng Nam Ban được xem là nơi trồng đào Nhật Tân nhiều nhất của Lâm Hà và cả tỉnh Lâm Đồng. Không chỉ thu hút người dân tại chỗ, loại đào này còn được người yêu hoa ở Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương… ưa chuộng, tìm mua về chưng Tết. 

Đi xem đào từ sớm, chị Đào Ngọc Hà (quê Hà Nội, ngụ thị trấn Nam Ban) vẫn phân vân chưa chọn được vì chậu nào cũng đẹp. Không giấu nổi cảm xúc, chị Hà bồi hồi nói: "Xúc động lắm! Mỗi năm tôi đều đến đây để thấy hoa đào nở, để được sống lại trong không khí Tết của quê hương. Gia đình tôi cũng không quên thói quen phải tìm bằng được một cành đào đem về nhà, bởi có đào mới thấy Tết”./. 

 

                            TheoVietnamplus

Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục