Những đối tượng đến từ vùng dịch hoặc đã đi qua vùng dịch trong vòng 14 ngày sẽ không cho nhập cảnh, đối với những trường hợp đặc biệt vào Việt Nam phải thực hiện cách ly 14 ngày.



Công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất.

Sáng 17/2, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19 (nCoV)), đại diện Bộ Y tế và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch COVID-19 (nCoV) trong thời gian tới.

Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tếvà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch COVID-19 (nCoV).

Theo đó, những đối tượng đến từ vùng dịch hoặc đã đi qua vùng dịch trong vòng 14 ngày sẽ kiểm soát không tiếp nhận và không cho nhập cảnh. Đối với những trường hợp đặc biệt vào Việt Nam phải thực hiện cách ly đúng 14 ngày theo quy định.

Cụ thể, hành khách đi trên các chuyến tàu biển có người nhiễm dịch coi như đã đi qua vùng dịch.

Đối với tàu Westerdam, ngày 16/2, Malaysia khẳng định chẩn đoán về nhiễm chủng mới của virus corona (nCoV) đối với nữ hành khách người Mỹ là chính xác. Như vậy, toàn bộ thành viên trên tàu Westerdam là đối tượng không được vào Việt Nam.

Trước đó, ngày 23/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Công điện số 121/CĐ-TTg về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Thủ tướng Chính phủ điện: Bộ Y tế; Bộ Giao thông Vận tải; Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Báo Nhân dân; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus corona biến chủng gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc gần hoặc nước bọt.

Để chủ động kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Y tế chỉ đạo tổ chức kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu (đường bộ, đường thủy, đường hàng không), nếu phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tổ chức cách ly, quản lý kịp thời; có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để cung cấp thông tin và khuyến cáo các công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh theo chỉ đạo của Bộ Y tế; bảo đảm cung cấp đủ thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn.


Theo VietnamPlus

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục