(HBĐT) Với
vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ cùng hệ thống danh lam thắng cảnh nổi tiếng
của tỉnh, đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước và quốc tế.
Sự phát triển của ngành "công nghiệp không khói” là lợi thế để tỉnh xây
dựng, phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch. Từ đó, góp phần giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP và cải thiện
đời sống người dân.
Khách du lịch thăm quan, mua sắm sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống tại bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).
Những năm gần đây, lượng khách đến khám phá, trải nghiệm tại tỉnh ngày càng tăng. Hiện, toàn tỉnh có 434 cơ sở lưu trú, trong đó, 6 khách sạn 3 sao, 25 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 238 nhà nghỉ, 157 nhà homestay du lịch cộng đồng (DLCĐ), với trên 4.000 phòng; 9 điểm du lịch địa phương, 1 khu du lịch cấp tỉnh; 13 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành. Du lịch tạo việc làm cho trên 14.000 lao động (trên 4.000 lao động trực tiếp). Sự phát triển của du lịch, đặc biệt là DLCĐ đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, cải thiện đời sống Nhân dân nhiều vùng đất khó như: Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Cao Sơn (Đà Bắc); Suối Hoa (Tân Lạc)…
Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Từ những lợi thế cũng như bám sát Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, các địa phương đã tìm hướng phát triển các sản phẩm OCOP trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn. Để giúp các chủ thể hiểu về Chương trình OCOP, hàng năm, Sở tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn cho các HTX, chủ homestay. Qua đó, trang bị cho học viên tổng quan Chương trình OCOP; Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; Quy chế đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2019-2020 của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh…
Năm 2019, Mai Châu là huyện duy nhất của tỉnh có sản phẩm dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP. Đó là sản phẩm du lịch homestay bản Lác, chủ thể HTX Dịch vụ nông lâm nghiệp và dịch vụ du lịch xóm Lác, xã Chiềng Châu đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Ngoài ra, huyện còn có 2 sản phẩm là sản phẩm thổ cẩm dệt tay của HTX Dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch bản Lác Mai Châu, xã Chiềng Châu đạt 4 sao; sản phẩm rượu Láu Siêu của hộ kinh doanh Vì Thị Tồn, xóm Chiềng Hạ, xã Mai Hạ đạt 3 sao. Hàng năm, 2 cơ sở đón nhiều đoàn khách du lịch đến thăm quan, mua sản phẩm, khách du lịch rất thích trải nghiệm tham gia nấu rượu, dệt thổ cẩm.
Hiện huyện Đà Bắc đang phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở VH-TT&DL khảo sát, hướng dẫn các điểm DLCĐ: Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Ké - xã Hiền Lương, xóm Sưng - xã Cao Sơn nâng cao chất lượng dịch vụ để tham gia Chương trình OCOP năm 2020.
Thời gian qua, một số huyện đã phát triển sản phẩm chủ lực gắn với du lịch sinh thái. Điển hình như ở huyện Cao Phong hình thành một số điểm du lịch vườn cam, thu hút khách du khách thăm quan kết hợp thưởng thức và mua sản phẩm tại vườn. Một số HTX, nhà vườn phát triển du lịch sinh thái vườn cam như: HTX 3T Nông sản Cao Phong, HTX Hà Phong, HTX Mạnh Khoa, nhà vườn Thủy Nga… Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX 3T Nông sản Cao Phong chia sẻ: Để phát triển thương hiệu cam Cao Phong, HTX thực hiện mở cửa đón khách đến thăm quan, trải nghiệm tại vườn. Nhờ đó mà sản phẩm OCOP 3 sao cam quà tặng cao cấp của HTX được nhiều người biết đến, HTX ký được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Vừa qua, HTX hoàn thiện ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường để phục vụ việc đón khách du lịch trong mùa cam năm nay.
Cùng với việc phát triển các sản phẩm trong nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, nhiều chủ thể, HTX có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đã kết nối với các điểm du lịch, trạm dừng nghỉ để mở rộng kênh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng. Việc kết nối sản phẩm OCOP vào hoạt động du lịch vừa góp phần phát triển du lịch địa phương, vừa quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Thu Thủy
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 38 di sản tại khu vực Đông-Nam Á vào danh sách Di sản Thế giới (WHS) bởi các giá trị văn hóa độc đáo, bối cảnh lịch sử và cảnh quan độc đáo. Trong bối cảnh du lịch chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, các WHS của khu vực Đông-Nam Á cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng.
(HBĐT) - Hồi còn bé, hay thậm chí là bây giờ, chúng ta đều biết rõ mô-típ truyền đời của những câu truyện cổ tích: công chúa ngủ trong rừng, cậu bé rừng xanh hay huyền thoại Tarzan ….đều hiện thân của sự đẹp đẽ về hình thức lẫn cốt cách nội tâm. Và mỗi nhân vật đều dẫn dắt ta chạm đến những ngôn tình trong trẻo, long lanh nhưng thật bền chặt để vượt qua những cạm bẫy khó khăn, cùng nhau tận hưởng trọn vẹn hạnh phúc mãi về sau.
Từ ngày 9-9 đến hết 31-12-2020, tỉnh Quảng Ninh giảm 50% giá vé vào điểm tham quan và tham quan lưu trú trên vịnh Hạ Long; giá vé tham quan cho khách du lịch vào các điểm Bảo tàng Quảng Ninh và Khu di tích và danh thắng Yên Tử.
(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được tỉnh quan tâm, xác định qua đó tạo ra hiệu ứng tốt giúp hình ảnh, vị thế Khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình được nâng tầm, hội nhập quốc tế.
Cá linh non - loài cá đặc trưng của mùa nước lũ hay còn gọi mùa nước nổi đã xuất hiện ở các chợ cá tỉnh An Giang.
(HBĐT) - Nói đến huyện Cao Phong, du khách gần xa đã biết đây là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Mường Thàng - Cao Phong từ lâu được biết là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Huyện có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú với nhiều danh thắng chứa đựng những huyền thoại đã đi vào lịch sử. Nơi đây còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống trong nếp sống, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở của cộng đồng người Mường đã và đang hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn.