Cá linh non - loài cá đặc trưng của mùa nước lũ hay còn gọi mùa nước nổi đã xuất hiện ở các chợ cá tỉnh An Giang.


Cá linh non đã xuất hiện ở chợ cá An Giang

Nằm ở vùng đầu nguồn châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long nên hằng năm tỉnh An Giang đón nhận nước lũ từ thượng nguồn chuyển về mang theo phù sa, tôm cá.

Trong đó, cá linh là đặc sản xuất hiện vô số trong mùa nước nổi giúp ngư dân có nguồn lợi kinh tế. Cá linh là phần hồn đặc trưng cho mùa nước nổi chỉ có ở miền tây nam bộ.

Ở miền tây, món nước mắm cá linh từ lâu nay luôn nổi tiếng không thua kém gì nước mắm cá cơm Phú Quốc, Kiên Giang

Nước lũ tràn về từ tháng 7, tới tháng 11 nước rút dần, lúc này cá linh non sống ẩn dật hơn ba tháng trong các cánh đồng ngập nước, các kênh rạch đã lớn bằng ngón tay cái bắt đầu theo nước rút lội trở ngược ra sông lớn.

Cá linh chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng cá linh non được xem là ngon nhất nên mấy năm gần đây cá linh non luôn được ưa chuộng, bán với giá cao.

Thông thường tháng 8 cá linh non đã xuất hiện nhưng thời gian gần đây mùa lũ tràn về An Giang nước đang thấp dần, mực nước lũ không cao như trước đây nên nguồn cá linh và các loài cá khác cũng hao hụt theo.

Tháng 9 cá linh non mới xuất hiện là quá trễ so với các mùa lũ trước kia, cá linh xuất hiện trễ nhưng ngư dân càng thêm lo lắng do lượng cá đánh bắt được không nhiều.

Ông Nguyễn Văn Thu, ngư dân ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên cho biết, năm rồi lũ về muộn và mực nước thấp nên lượng cá linh non cũng ít ỏi theo. Với kinh nghiệm lâu năm sống chung với lũ, ông Thu không hi vọng gì mùa lũ này có nhiều tôm cá.

Hiện giá cá linh non con to bằng đầu đũa còn sống bán với giá từ 70.000 đồng trở lên, cá linh đã làm rồi bán tại chợ giá từ 250.000 - 400.000 đồng/kg, cao gấp hai lần so với mù lũ năm 2018.


Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục