Mỗi năm cứ độ tháng ba, tháng tư, ở miền tây sông nước Cửu Long, hoa ô môi lại nhuộm hồng cả một góc trời quê. Đi dọc trên các tuyến đường nông thôn, không khó bắt gặp những chùm ô môi đỏ hồng đẹp nao lòng cứ đong đưa trong nắng gió.
Thiếu nữ bên hoa ô môi (Ảnh: HOÀNG TRỌNG)
Cũng như năm ngoái, cũng mùa này, bạn phương xa nhắn tin hỏi ở quê có bông ô môi chưa. Biết bạn hỏi thì hỏi vậy, chứ phần vì ngại dịch bệnh, phần vì lo cơm áo gạo tiền, biết khi nào bạn về. Mà khi sắp xếp được, về đến quê thì ô môi đã thay lá mới, vẫn còn vài trái trên cành, muốn xem hoa rụng đầy sân cũng không còn.
Từng dòng tin nhắn của bạn như chạm vào quá khứ, chạm vào cả một khung trời tuổi thơ. Nhớ lại hồi trước, ở các tỉnh miền tây, đặc biệt là Đồng Tháp, cây ô môi mọc rất nhiều. Ngày nay, dù ô môi thưa dần, nhưng thi thoảng thênh thang trên những con đường làng, ta không khó bắt gặp được loại cây này. Ô môi vẫn chung thủy với bến sông quê, nơi đầu xóm, với khoảng sân trước nhà, kiêu hãnh khoe sắc ở bờ đê - trên những cánh đồng lúa vừa xuống giống độ chừng chục ngày hơn.
Đâu đó ở góc sân trường, ô môi trổ từng chùm bông dày đặc, chen vào đó là những trái màu nâu đen, dáng cong cong làm cho lòng người xuyến xao, như nhắc nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu. Đó là một góc trời ký ức đẹp của những đứa trẻ quê với những tháng năm đong đầy. Cũng mùa này, ngày ấy, mỗi khi vừa vào sân trường là năm ba đứa tụm lại lượm trái ô môi rụng đập dập ra; có đứa bạn còn chạy về nhà mang dao róc trái để ăn. Ngồi dưới nắng trưa từng đợt gió thoảng qua, vừa ăn ô môi, vừa cảm nhận được từng bông đỏ hồng rụng rơi trên tóc, trên đôi chân trần mà cảm giác là lạ, thích thích.
Nay ngày càng có nhiều loại hoa để ngắm, trồng quanh nhà. Thế nhưng, hoa ô môi vẫn có một nét đẹp riêng, rực rỡ mà dung dị. Để rồi cứ mỗi độ tháng ba về, hoa ô môi lại quyến rũ làm cho lòng người say đắm.
(HBĐT) - Trải dài hơn 1 km, với hình dáng như một con rồng khổng lồ đang phủ phục, núi Đầu Rồng không chỉ là quần thể thắng cảnh hùng vĩ của thị trấn Cao Phong (Cao Phong), mà còn là nơi bảo lưu nhiều chứng tích lịch sử về con người, mảnh đất Cao Phong trù phú.
(HBĐT) - Sau nhiều năm cải thiện phương thức hoạt động và chất lượng quản lý, đến nay mục tiêu đẩy mạnh ngành du lịch trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế cả tỉnh của Công ty CP Du lịch An Giang (An Giang Tourimex) đã đề ra trước đó dần trở nên rõ ràng và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cho tỉnh nhà.
(HBĐT) - Cách TP Hòa Bình khoảng 40 km theo tuyến đường Hòa Bình - Hòa Lạc, không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp, đặc biệt là bản sắc văn hóa các dân tộc được tái hiện vẹn nguyên, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là một điểm du xuân khá phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp hiện nay.
(HBĐT) - Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 37-KL/TU, ngày 29/1/2021 sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 30/12/2016 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đặt mục tiêu "Phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc".
(HBĐT) - Nếu ai hỏi An Giang có cảnh đẹp gì, Tức Dụp chính là nơi đầu tiên tôi nhắc tới. Được ví như một "bảo tàng địa chất miền sơn cước” với nhiều hang động, núi non, rừng cây bạt ngàn và các di tích lịch sử văn hóa, tâm linh đặc sắc. Trong dịp du xuân đầu năm mới Tân Sửu 2021, khu du lịch Tức Dụp đã được các bạn trẻ tích cực "lăng xê” và trở thành lựa chọn hàng đầu của hàng ngàn du khách khi đến với An Giang. Bởi ngoài cảnh sắc tuyệt mỹ, nơi đây còn là một điểm đến an toàn giúp họ thưởng ngoạn thoải mái và tự nhiên nhất trong mùa covid.