(HBĐT) - Bản Bước, xã Xăm Khòe (Mai Châu) được coi là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua. Đến đây, du khách không chỉ được hoà mình vào thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những nét đặc sắc trong cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái. Từ ẩm thực, trang phục, nét lao động hàng ngày là những điều giữ chân người phương xa ở lại lâu hơn với mảnh đất tươi đẹp này.


 

 

Người dân bản Bước, xã Xăm Khòe (Mai Châu) giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhằm thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Bản Bước có 126 hộ với 526 nhân khẩu, 30% hộ cung cấp các dịch vụ du lịch homestay, nhà nghỉ, nhà hàng... phục vụ khách du lịch. 100% hộ dân là người Thái sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống được bao phủ bởi rừng cọ xanh ngát và dòng suối Xia mát lành, nước trong vắt chảy quanh năm. Thiên nhiên ưu đãi với khí hậu mát mẻ, trong lành, con người hiền hậu, chân tình. Đặc biệt, người dân bản Bước còn giữ được những nét văn hoá, phong tục tập quán trong từng lời ăn, tiếng nói, nét sinh hoạt hàng ngày như ở nhà sàn, dệt thổ cẩm dưới sàn nhà, đan lát đồ vật bằng tre nứa, canh tác lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang.

Đưa chúng tôi đi thăm quan một vòng bản Bước, ông Lường Văn Trân, Trưởng bản chia sẻ: Thực hiện chủ trương gắn phát triển du lịch với giữ gìn bản sắc dân tộc, ban quản lý xóm chú trọng tuyên truyền đến người dân giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiến trúc và trang phục truyền thống của dân tộc Thái để tạo không gian thu hút khách du lịch. Hiện, bản Bước có 3 đội văn nghệ chuyên phục vụ khách du lịch, thường hát những điệu hát cổ của người Thái, múa những điệu múa truyền thống như: Xoè hoa, múa sạp, múa dân được mùa… Ngoài ra, một số gia đình giữ được nghề dệt thổ cẩm như hộ các ông: Hà Văn Nhiệu, Hà Văn Thành, Hà Văn Thêu... hay nghề đan lát dụng cụ bằng tre, nứa của các gia đình: Hà Văn Cộc, Hà Văn Điệp, Hà Văn Thầng…

Bạn Phan Thị Oanh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Mặc dù đã đến Mai Châu rất nhiều lần nhưng tôi vẫn muốn quay lại, nơi tôi lưu trú nhiều nhất có lẽ là bản Bước ở xã Xăm Khoè. Không khí nơi đây trong lành, mát mẻ, không ồn ào như ở thành phố. Đặc biệt, đến đây, tôi được trải nghiệm thực tế những nét sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái, học dệt thổ cẩm, trồng lúa và trải nghiệm bắt cá suối, rất thú vị.

Trưởng bản Lường Văn Trân cho biết thêm: Thời gian qua, nhận thấy khách du lịch đến với bản Bước khá thích thú với những nét đặc sắc trong đời sống văn hoá, sinh hoạt của người dân. Do vậy, bà con thống nhất tiếp tục bảo tồn, gìn giữ văn hóa gắn với phát triển du lịch bằng cách dần khôi phục rộng rãi nghề dệt thổ cẩm, làm lại một số vật dụng sinh hoạt đậm nét văn hoá như: Guồng quay nước, mõ trâu… Bà con mặc trang phục truyền thống dân tộc Thái khi đón tiếp khách du lịch và những ngày lễ, Tết. Khôi phục các trò chơi truyền thống: Cù quay, ném còn, "to mắt lẹ”. Đồng thời, tăng cường thêm những hoạt động trải nghiệm thực tế cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với bà con cho du khách khi đến với bản.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2020, lượng khách đến với bản Bước giảm nhiều so với các năm trước, các đoàn đến chủ yếu là khách trong nước. Tuy nhiên, những hoạt động gìn giữ, bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch cộng đồng vẫn được bà con tích cực triển khai, để khi hoạt động du lịch khởi động lại khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, mọi thứ luôn sẵn sàng chào đón du khách.

 

 

Khánh Linh

Các tin khác


Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục