Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Argentina Matías Lammens đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia thành viên của Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR – gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay) thúc đẩy các hoạt động du lịch nhằm hỗ trợ quá trình tái kích hoạt nền kinh tế khu vực thời kỳ hậu Covid-19.
Thành phố Ushuaia, một điểm đến du lịch nổi tiếng của Argentina. (Ảnh: Touropia)
Theo Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Argentina, vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 kết thúc, nhu cầu du lịch khám phá thiên nhiên sẽ tăng cao, trong khi các nước tại khu vực Mỹ Latinh lại có lợi thế về du lịch sinh thái.
Nhấn mạnh ngành du lịch phải trở thành một trong những động lực phát triển kinh tế tại khu vực, ông Lammens khẳng định, các nước thành viên MERCOSUR cần xây dựng một kế hoạch chung để quảng bá các sản phẩm du lịch tại các thị trường khác nhau, như châu Âu, Trung Quốc và Mỹ.
Quan chức Argentina cho biết, chính phủ nước này đã đạt được một thỏa thuận trị giá 33 triệu USD với Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB) nhằm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch sinh thái.
Ngành du lịch chiếm tới gần 10% GDP của Argentina và thu hút hơn một triệu lao động tại quốc gia Nam Mỹ này ở thời điểm trước đại dịch Covid-19 bùng phát.
Theo Nhandan
Một trong những yêu cầu cụ thể đối với cơ sở kinh doanh du lịch là phải đăng ký và tự đánh giá an toàn COVID-19 hàng ngày.
Các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp đang kiến nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sớm có bộ tiêu chí an toàn du lịch áp dụng chung cho cả nước để sẵn sàng đón khách khi hoàn thành việc thí điểm tour khép kín.
Dịch COVID-19 đã gây ra những tổn thất nặng nề cho đời sống kinh tế, xã hội... Trong đó, ngành Du lịch chịu tác động trực tiếp, dễ bị tổn thương nhất với thiệt hại được đánh giá là đã "chạm đáy”, cần có những nỗ lực và giải pháp tái cấu trúc ngành để phục hồi.
Theo UBND TP Hồ Chí Minh, từ ngày 1/11 đến ngày 31/12, TP Hồ Chí Minh mở lại các hoạt động du lịch nội vùng và liên tỉnh theo tiến trình kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, chủ yếu tại vùng xanh.
Gần hai năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát và lan rộng, hầu hết các địa phương ứng phó bằng biện pháp giãn cách xã hội, khiến việc lưu thông bị chia cắt, hạn chế chuỗi cung ứng, nhiều hoạt động bị ngưng trệ, kinh tế suy giảm, riêng ngành du lịch gần như "đóng băng” vì khủng hoảng. Ngay khi dịch cơ bản được kiểm soát, các địa phương miền trung đều nỗ lực tìm hướng khởi động, phục hồi du lịch, tạo sự lan tỏa đến các ngành kinh tế khác.
Hoạt động du lịch sinh thái (DLST) ở nước ta không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà còn đóng góp vào mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học (ÐDSH) và các giá trị văn hóa bản địa ở nhiều địa phương.