Tổng cục Thống kê ngày 29/6 cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2021.


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo báo cáo Tình hình Kinh tế-Xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2022 do Tổng cục Thống kê công bố, khách quốc tế đến Việt Nam tháng 6 đạt 236,7 nghìn lượt người, tăng 36,8% so với tháng trước và gấp 32,9 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 602 nghìn lượt người, gấp 6,8 lần so cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 92,9% so cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Trong đó khách đến từ châu Á nhiều nhất, với 392.124 lượt người, tăng 405,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân của sự gia tăng là do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Dịch Covid-19 được kiểm soát, SEA Games 31 được tổ chức thành công đã tạo cú huých, góp phần giúp hoạt động du lịch được khởi sắc.

Trong tổng số gần 602 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt 523,9 nghìn lượt người, chiếm 87% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 9,4 lần so với cùng kỳ năm trước; bằng đường bộ đạt 78 nghìn lượt người, chiếm gần 13% và gấp 2,4 lần; bằng đường biển đạt 124 lượt người, chiếm 0,02% và giảm 42,6%.

Doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2022 tăng 94,4% so với cùng kỳ năm trước do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ, đặc biệt là sự bùng nổ của du lịch nội địa trong quý II năm nay.

Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2022 tăng cao như: Khánh Hòa tăng 627,8%; Cần Thơ tăng 183,9%; Hà Nội tăng 129,3%; Đà Nẵng tăng 98,5%; Quảng Nam tăng 67,8%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 49,1%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng đầu năm 2022 tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu vui chơi và du lịch của người dân tăng cao trong dịp hè nên doanh thu của ngành này trong tháng 6 tăng 80% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo nhận định, bước sang quý III, kinh tế-xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình chính trị thế giới phức tạp, khó lường. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy nhanh lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch; chuẩn bị tốt các hạ tầng để đón các đoàn khách du lịch quốc tế dịp cuối năm.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Đại hội Hội Du lịch huyện Đà Bắc lần thứ I, nhiệm kỳ 2022 - 2027

(HBĐT) - Ngày 22/6, tại khu du lịch Xoan – Retreat Đà Bắc, xóm Mơ, xã Hiền Lương, Ban quản lý dự án AOP huyện Đà Bắc tổ chức Đại hội Hội Du lịch huyện Đà Bắc lần thứ I, nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Đèo Đá Trắng - điểm dừng chân hấp dẫn du khách

(HBĐT) - Đèo Đá Trắng, xã Phú Cường (Tân Lạc) có độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ với những cơn gió làm dịu cái nắng oi ả của ngày hè tháng 6. Tấp nập những chuyến xe du lịch nối đuôi nhau dừng chân tại nơi này để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, hít thở không khí trong lành và cùng nhau lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp bên núi rừng Tây Bắc.

Du lịch cộng đồng huyện Đà Bắc chuyển mình sau đại dịch

(HBĐT) - Sau 2 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19, hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) của huyện Đà Bắc đang phục hồi tích cực. Những tiềm năng về cảnh quan sinh thái, bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Dao, Tày được phát huy. Các điểm đến có nhiều cố gắng trong cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Khai mạc Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang 2022

Tối 16/6, tại Quảng trường 2/4 thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc "Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang 2022” với chủ đề "Nha Trang, Khánh Hòa - Chạm đến trái tim!”.

Khai thác lợi thế thiên nhiên, cảnh quan, văn hóa để phát triển du lịch

(HBĐT) - Là vùng đất giao thoa giữa miền núi và đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, tỉnh ta có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tỉnh có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như hồ Hòa Bình, suối khoáng nóng Kim Bôi, Đồi Thung, xã Quý Hòa (Lạc Sơn)… Các bản làng du lịch cộng đồng ở huyện Mai Châu, Đà Bắc là những tiềm năng rất lớn để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hoá, du lịch cộng đồng. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều khởi động cụ thể thu hút đầu tư, khai thác lợi thế đó để phát triển du lịch xanh, bền vững và an toàn.

Bản Lác nhộp nhịp trở lại sau đại dịch

(HBĐT) - Sau thời gian dài thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay, các nhà nghỉ, dịch vụ lưu trú, homestay mở cửa đón khách trở lại, lượng khách du lịch có thời điểm đông hơn cả trước khi bùng phát dịch, đem lại tín hiệu vui, tạo sức bật đối với ngành du lịch bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) nói riêng và du lịch huyện Mai Châu nói chung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục