(HBĐT) - Những năm qua, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân, xây dựng thị trấn phát triển theo hướng đô thị văn minh.


Thị trấn Mai Châu (Mai Châu) phát triển mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ.

Dạo quanh thị trấn, chúng tôi cảm nhận được sức phát triển mạnh mẽ của mảnh đất du lịch thơ mộng với nhiều cơ sở kinh doanh, thương mại được đầu tư, mở rộng quy mô dọc các tuyến đường và khu vực chợ trung tâm; hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập. Với lợi thế có chợ trung tâm nằm trên địa bàn, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ. Hiện nay, toàn huyện Mai Châu có 2.273 hộ kinh doanh, buôn bán, trong đó thị trấn Mai Châu có 605 hộ tham gia buôn bán, kinh doanh, tập trung các ngành nghề: Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, tạp hoá, điện tử, điện lạnh, ăn uống... Theo đánh giá, năm 2022, thu nhập bình quân người dân thị trấn đạt gần 52 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,85%.

Là hộ kinh doanh hàng tạp hóa có thâm niên hơn 20 năm tại khu vực chợ trung tâm huyện, bà Phạm Thị Liên, tiểu khu 4, thị trấn Mai Châu cho biết: Với lợi thế ở trung tâm thị trấn, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, cùng với nhu cầu phát triển của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, gia đình tôi đã đầu tư, buôn bán mở rộng các loại hình kinh doanh với đa dạng mẫu mã sản phẩm, đảm bảo về chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng. Hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu nhập, tạo việc làm ổn định cho các thành viên trong gia đình.

Anh Bùi Trọng Nghĩa, tiểu khu 1, thị trấn Mai Châu kinh doanh dịch vụ ăn uống cho biết: Trong quá trình kinh doanh, cơ sở luôn được chính quyền địa phương tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Những năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng. Với việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh hiện nay, hy vọng hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ được khôi phục trở lại, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Khai thác lợi thế trong phát triển kinh tế, ngoài tạo điều kiện về thủ tục hành chính, mặt bằng và giữ vững an ninh, trật tự để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, thị trấn Mai Châu tích cực phối hợp các đơn vị chuyên môn tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tuyên truyền quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trên địa bàn; bố trí, tạo điều kiện cho hộ tham gia kinh doanh tại các điểm chợ, hộ có lợi thế trên các trục đường...

Đồng chí Hà Thị Vinh, Chủ tịch UBND thị trấn Mai Châu cho biết: Thị trấn tập trung thu hút các nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh, sản xuất; hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại; phát triển nhanh các ngành dịch vụ có tiềm năng và sức cạnh tranh. Thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT huyện và quỹ tín dụng, các tổ chức đoàn thể hướng dẫn hội viên tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế hộ gia đình. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển đóng góp tích cực vào việc phát triển KT-XH của thị trấn.

Phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thị trấn Mai Châu tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mở rộng lĩnh vực hoạt động đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phục vụ tốt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.


Hoàng Anh

Thị trấn Mai Châu (Mai Châu)


Các tin khác


Dọc miền di sản Bắc Trung Bộ

Tháng Giêng, đông đảo khách thập phương theo các tua đến với vùng thượng du Thanh Hóa và miền tây xứ Nghệ. Những địa danh như: Lam Kinh, thành nhà Hồ, Pù Luông (Thanh Hóa), Kim Liên, đền Cờn, Pù Mát (Nghệ An), Ðồng Lộc, Chùa Hương (Hà Tĩnh)… dẫu đã quen thuộc, nhưng vẫn được đông đảo du khách, người dân địa phương lựa chọn làm điểm hành hương, du xuân với tấm lòng tri ân những bậc tiền nhân có công với nước và cầu mong quốc thái, dân an.

Trả giá cao vẫn không thuê được tàu du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Thời điểm này, nhiều người ngậm ngùi tiếc nuối khi không thể đặt được tàu đi du lịch, vãn cảnh trên hồ Hòa Bình, nhất những ngày cuối tuần.

Chương trình trải nghiệm cộng đồng bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc)

(HBĐT) - Trong 2 ngày (11-12/2), nhóm các cựu sinh viên Australia triển khai Dự án "Nâng cao năng lực tự vững của mô hình du lịch cộng đồng bản Sưng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình sau đại dịch Covid-19”(ESDS) đã tổ chức chương trình trải nghiệm cộng đồng tại bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) với sự tham gia của đại diện nhà tài trợ, một số tổ chức xã hội liên quan, các cơ quan báo chí của trung ương và tỉnh.

Huyện Đà Bắc: Thực hiện khát vọng đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

(HBĐT) - Vốn là một bản nhỏ, đường sá đi lại khó khăn, có thời điểm gần như biệt lập với bên ngoài khi không có đường giao thông. Muốn đến xóm Đá Bia (nay là xóm Đức Phong), xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc chỉ có một cách đi nhờ những con thuyền tôm trên vùng lòng hồ sông Đà. Tuy nhiên, từ khi được khai phá, Đá Bia từng bước khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch, được bình chọn và trao giải thưởng du lịch cộng đồng (DLCĐ) ASEAN năm 2019...

Tháng 3, sẽ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 ''Bình Thuận - Hội tụ xanh''

Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 "Bình Thuận - Hội tụ xanh” sẽ diễn ra tối 25/3 tại thành phố Phan Thiết, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2023. .

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục