(HBĐT) - Mới đây, được tham gia chương trình trải nghiệm cộng đồng cùng nhóm cựu sinh viên du học tại Austraylia tại bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước diện mạo ở bản của người Dao Tiền. Bản đã có sóng wifi bao phủ, đường đi lối lại được cứng hoá, vệ sinh môi trường sạch sẽ hơn… Đáng kể là nhiều hoạt động trải nghiệm mới, hấp dẫn được đưa vào hành trình tour, tuyến thu hút khách du lịch.
Du khách trải nghiệm in sáp ong và làm sản phẩm thổ cẩm ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
Đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn chia sẻ: Đại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng, làm giảm mạnh dòng khách du lịch trong và ngoài nước, cũng như gây ra nhiều khó khăn cho đồng bào người Dao Tiền ở bản Sưng. Cơ sở vật chất du lịch của các hộ làm homestay xuống cấp, các ngành nghề thủ công truyền thống dần mai một. Tuy nhiên, với sự quan tâm của chính quyền địa phương và nguồn lực hỗ trợ từ Dự án "Nâng cao năng lực tự vững của mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) bản Sưng sau đại dịch Covid-19”, cuộc sống của người dân ở bản đã bắt nhịp trở lại, hoạt động du lịch nhanh chóng được khôi phục.
Lần đầu tiên anh Đinh Tử Minh Châu (Hà Nội) có chuyến thăm quan, trải nghiệm bản của người Dao Tiền. Hai ngày lưu trú ở đây mang đến cho anh ấn tượng sâu sắc về một bản làng dường như biệt lập với bên ngoài. Tạm xa âm thanh náo nhiệt của thành phố, anh Châu được trải nghiệm cảnh quan rừng núi giữ nguyên vẻ hoang sơ, những nét văn hoá riêng có của đồng bào Dao vẫn hiện hữu qua nếp nhà truyền thống, cách mặc trang phục, lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán.
Với chị Nguyễn Thuỷ Tiên, bạn đồng hành cùng anh Đinh Tử Minh Châu, bản Sưng có nhiều điều mới mẻ, thú vị đánh trúng vào tâm lý, nhu cầu khám phá của du khách. Trước tiên là được hít hà bầu không khí trong lành, hoà vào cuộc sống thường nhật của người dân. Tiếp đó là được thăm thú nhiều nơi, trải nghiệm các công việc nhuộm chàm, in sáp ong và làm sản phẩm thổ cẩm, giấy dó; trải nghiệm ngâm, tắm lá thuốc của người Dao…
Theo bà Đinh Thị Hảo, Giám đốc Công ty Cổ phần DLCĐ Đà Bắc, sự phục hồi của nghề truyền thống, các giá trị mang tính bản địa đã thúc đẩy DLCĐ bản Sưng hậu đại dịch Covid-19. Đặc biệt là hiện nay, bản Sưng đang trở thành điểm trải nghiệm đa sắc, là mô hình DLCĐ bền vững với phong phú sản phẩm dịch vụ, sự yêu thích của du khách trong và ngoài nước đối với điểm đến được duy trì. Những tháng gần đây, nhiều đoàn khách quốc tế và nội địa đã trở lại bản Sưng, lượng khách ổn định. Thông qua chiến lược truyền thông, quảng bá, kết nối với các công ty lữ hành, Công ty Cổ phần DLCĐ Đà Bắc đã tích cực thu hút khách để hỗ trợ các hộ làm homestay tại bản.
Nếu như trước đây, bản Sưng chủ yếu đón khách quốc tế thì nay lượng khách được tăng cường bởi nguồn khách du lịch nội địa. Tại điểm dừng chân độc đáo này, có 3 nhà nghỉ DLCĐ gồm: homestay Nhất Quý, homestay Xuân Lan, homestay Thành Chung đón khách lưu trú và cung cấp các dịch vụ. Một số chương trình đi tour được khách quan tâm, như: tour khám phá cây dổi cổ thụ, rừng cọ, hang Sưng, hái chè, tắm suối, trải nghiệm viết chữ Dao và thăm tổ sản xuất chè shan tuyết; tour lớp học chữ Dao, hang Sưng, tắm suối, thăm ruộng bậc thang, trải nghiệm đi hái thuốc thảo dược, nhuộm chàm và làm sản phẩm thổ cẩm… Du khách cũng được tìm hiểu, khám phá những nét mới về sản phẩm, dịch vụ du lịch tại bản, như đi thăm xưởng dược liệu theo quy trình khép kín, nhà sấy thuốc bằng năng lượng mặt trời; trải nghiệm in sáp ong, nhuộm chàm, làm giấy dó với sự hướng dẫn của người dân bản địa. Ngoài ra, du khách có thể mua các sản phẩm lưu niệm về làm quà như: túi xách, ví móc chìa khoá, tấm lót cốc dệt bằng thổ cẩm hay các mặt hàng do bà con làm ra, như: chè shan tuyết, trà giảo cổ lam, lá tắm thảo dược, xịt muỗi thảo dược, cồn xoa bóp gừng đỏ… có mẫu mã, chủng loại đa dạng hơn, giá thành hạ, phù hợp với thị hiếu và khả năng thanh toán.
Bùi Minh
(HBĐT) - Vốn là một bản nhỏ, đường sá đi lại khó khăn, có thời điểm gần như biệt lập với bên ngoài khi không có đường giao thông. Muốn đến xóm Đá Bia (nay là xóm Đức Phong), xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc chỉ có một cách đi nhờ những con thuyền tôm trên vùng lòng hồ sông Đà. Tuy nhiên, từ khi được khai phá, Đá Bia từng bước khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch, được bình chọn và trao giải thưởng du lịch cộng đồng (DLCĐ) ASEAN năm 2019...
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 "Bình Thuận - Hội tụ xanh” sẽ diễn ra tối 25/3 tại thành phố Phan Thiết, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2023.
.
Cùng với nhiều địa phương trong cả nước, bên cạnh phát triển du lịch văn hóa di sản, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy du lịch tâm linh, tạo nên sự đa dạng và phong phú về các sản phẩm, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với vùng đất Cố đô.
(HBĐT) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, Lễ hội Khai mùa Mường Thàng được tổ chức vào mồng 6 tháng giêng tại sân vận động xã Dũng Phong (Cao Phong). Mặc dù có quy mô cấp xã nhưng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc và hoạt động hấp dẫn, lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương.
Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 "Bình Thuận - Hội tụ xanh” sẽ diễn ra tối 25/3 tại thành phố Phan Thiết, được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia 2023.
(HBĐT) - Ngày 7/2, Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh tổ chức họp triển khai công tác du lịch năm 2023. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh chủ trì hội nghị.