Theo tin từ Tổng cục Du lịch, Chính phủ Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch theo hướng bền vững thông qua Dự án du lịch bền vững giai đoạn 2023-2027.

Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch bền vững

Dự án Thụy Sĩ vì sự Phát triển Bền vững tại Việt Nam (ST4SD) do Cục kinh tế Liên Bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2023-2027.

Dự án được đề xuất vào thời điểm quan trọng với ngành du lịch Việt Nam khi Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 mới được phê duyệt. Bên cạnh đó, Dự án cũng có thể hỗ trợ giải quyết những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch Việt Nam.

Dự án ST4SD sẽ củng cố tính bền vững và toàn diện của ngành du lịch Việt Nam thông qua ba kết quả tổng thể: Hỗ trợ cấp quốc gia trong việc tích hợp được nhu cầu ngành vào công tác xây dựng và triển khai các chính sách công thông qua kênh đối thoại công tư; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo quản trị du lịch cho đối tượng trung và cao cấp với kinh nghiệm đến từ các chuyên gia hàng đầu Thụy Sĩ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành; và hỗ trợ các điểm đến địa phương theo hướng quy hoạch và phát triển sản phẩm bền vững.

Tại cuộc Hội thảo xây dựng văn kiện Dự án du lịch bền vững (SECO) diễn ra tại Quảng Ninh ngày 26/6, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu đã cảm ơn Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định hỗ trợ cho ngành du lịch Việt Nam thông qua dự án Phát triển du lịch bền vững (ST4SD). Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu nhấn mạnh, đây là hỗ trợ kịp thời trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Phó Tổng cục trưởng cho biết, Thụy Sĩ là đất nước có ngành du lịch phát triển và nổi tiếng hàng đầu thế giới, có nhiều cảnh quan, tài nguyên du lịch tương đồng với Việt Nam như du lịch núi, du lịch nông thôn… Các cơ sở đào tạo du lịch tại Thụy Sỹ được biết đến là những trường đào tạo kỹ năng nghề uy tín, được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn học tập về các ngành như quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và chế biến, du lịch và lữ hành,… trong đó có nhiều du học sinh Việt Nam đang theo học.

Chính vì vậy, Phó Tổng cục trưởng kỳ vọng bằng sự tài trợ của Chính phủ Thụy Sĩ thông qua dự án này, kinh nghiệm quản lý và phát triển du lịch tiên tiến, trình độ đào tạo cao sẽ được chuyển giao cho ngành du lịch Việt Nam. Dự án này sẽ được thực hiện theo đúng thủ tục của Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 4/5/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của Nhà tài trợ nước ngoài. Và theo quy định của Nghị định, dự án sẽ thực hiện theo hình thức "Nhà tài trợ nước ngoài trực tiếp quản lý toàn bộ chương trình, dự án”.

Dự án ST4SD có mục tiêu hỗ trợ xây dựng chính sách và quy hoạch phát triển du lịch bền vững phù hợp với tình hình thực tế du lịch Việt Nam. Thông qua dự án, doanh nghiệp và những người dân địa phương trực tiếp làm du lịch có cơ hội nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực, và hướng tới việc thay đổi ứng xử trong việc bảo vệ, quản lý và góp phần xây dựng môi trường sinh thái đa dạng hơn. Dự án cũng tập trung phát triển các mô hình kinh doanh, sản phẩm du lịch bền vững. Qua đó, dự án hướng tới phát triển du lịch bền vững, toàn diện, tuần hoàn và gắn với bảo tồn thiên nhiên và nâng cao đời sống của người dân.

Dự án đang trong giai đoạn khởi động, xây dựng và hoàn thiện văn kiện dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai. Do đó, để dự án mang lại hiệu quả tối đa cho ngành du lịch và các địa phương thụ hưởng, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu đề nghị các thành viên Tổ công tác, đại diện các Vụ, đơn vị Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các Sở quản lý du lịch và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tích cực thảo luận, đóng góp xây dựng văn kiện dự án nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Quảng Ninh – những trải nghiệm thú vị

(HBĐT) - Với những người đam mê du lịch thì tỉnh Quảng Ninh là điểm đến không thể bỏ qua cho chuyến hành trình khám phá thiên nhiên kỳ vĩ. Là tỉnh duyên hải độc đáo với nửa diện tích là đất liền, nửa diện tích là biển, Quảng Ninh sẽ đưa du khách lên rừng, xuống biển, đến những đảo xa xôi trong cùng một chuyến đi. Là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Bắc, Quảng Ninh luôn tạo nên sự háo hức cho du khách dù không phải đến lần đầu.

Quảng bá du lịch qua điện ảnh

Quảng bá du lịch thông qua điện ảnh là câu chuyện thường xuyên được đề cập trong những năm gần đây với nhiều tiềm năng, cơ hội. Lĩnh vực du lịch và điện ảnh dù đã có kế hoạch hợp tác, song chưa mang lại hiệu quả, thiếu dấu ấn trong quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa của dân tộc.

Lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam tăng nhanh thứ 7 trên thế giới

Theo tin từ Tổng cục Du lịch, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam trên công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google tăng trưởng ở mức 10%-25% trong khoảng thời gian từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6, xếp vị trí thứ 7 trên thế giới.

Skyscanner: Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho mùa hè

Được đánh giá là một trong những thành phố biển đẹp nhất Việt Nam, chuyên trang tìm kiếm về du lịch Skyscanner (Anh) đã đề xuất Đà Nẵng nằm trong danh sách những điểm đến lý tưởng trong tháng 8.

Tháp Po Klong Garai - một lần qua và mãi nhớ

(HBĐT) - Đó không chỉ là suy nghĩ, cảm xúc của riêng tôi mà dường như đã ngự trị trong tâm khảm của nhiều du khách có ít nhất 1 lần đến với Ninh Thuận và 1 lần bước chân lên từng bậc thang gạch vững trãi để tham quan, chiêm ngưỡng quần thể di tích quốc gia tháp Po Klong Garai. Điều gì đã tạo nên những "miền nhớ” đó? Trở lại Ninh Thuận lần này chúng tôi tiếp tục khám phá và rồi có câu trả lời: Vì quần thể di tích tháp Po Klong Garai không chỉ đơn giản là một công trình kiến trúc điêu khắc hoàn mỹ, mà còn là nơi kết tụ tinh hoa của nền văn hóa Chăm Pa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục