Kiểm soát luồng khách, xây dựng cơ sở lưu trú thân thiện với môi trường, phổ biến pháp luật bảo vệ thiên nhiên, là một số trong nhiều biện pháp được Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (WWF) Việt Nam đưa ra tại "Tọa đàm về thúc đẩy du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã”.

Toàn cảnh tọa đàm. (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Toàn cảnh tọa đàm. (Ảnh: Tổng cục Du lịch)

Theo tin từ Tổng cục Du lịch, tọa đàm do Tổng cục Du lịch phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và WWF - Việt Nam tổ chức vào sáng 20/6 tại Đà Nẵng.

Thuộc khuôn khổ dự án "Giảm cầu ngà voi”, tọa đàm là hoạt động nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý du lịch và cơ quan quản lý động vật hoang dã với hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành để thúc đẩy bảo vệ động vật hoang dã.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) Phạm Lê Thảo cho biết, phát triển du lịch bền vững từ lâu đã được xác định là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Đó là phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong những năm qua, Tổng cục Du lịch đã có nhiều hoạt động thiết thực để phát triển du lịch bền vững. Cụ thể như: xây dựng chính sách, quy hoạch, thẩm định và phê duyệt các dự án phát triển du lịch bền vững; thực hiện các dự án phát triển du lịch bền vững, điển hình là Dự án EU đã tạo nên mạng lưới các trường đào tạo nghề du lịch chuẩn châu Âu, mạng lưới đào tạo viên về du lịch để lan tỏa phát triển nhân lực du lịch…

Bên cạnh đó, thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch bền vững, phối hợp với các đối tác triển khai phát triển bền vững như WWF, CITES trong triển khai các hoạt động giảm cầu ngà voi. Đặc biệt, tổ chức các chiến dịch về du lịch bền vững như: giảm thiểu rác thải nhựa trong hoạt động du lịch; tổ chức các khóa tập huấn du lịch bền vững cho các cơ quan quản lý du lịch ở địa phương, doanh nghiệp du lịch, người lao động…

Tại tọa đàm, đại diện WWF-Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp và hành động để thúc đẩy du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Theo đó, cần quản lý sức chứa để kiểm soát luồng khách du lịch qua không gian và thời gian; quản lý sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế đối với người dân trong vùng từ hoạt động du lịch; quản lý việc xây dựng cơ sở lưu trú theo hướng hình thành các cơ sở lưu trú thân thiện với hệ sinh thái, chú trọng tiết kiệm nước và sử dụng những nguồn năng lượng bền vững, sử dụng vật liệu tự nhiên để xây dựng; tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và động vật hoang dã cho du khách.

Khuyến cáo du khách chỉ nên mua hàng hóa từ các khu vực chợ đã được chỉ định khi đến thăm các khu vực bờ biển; khuyến khích du khách sử dụng dịch vụ hướng dẫn viên du lịch địa phương.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Vương Tiến Mạnh - Phó Giám đốc Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cũng đã cập nhật về những yêu cầu của luật pháp quốc tế và các quy định trong nước về bảo vệ động vật hoang dã và ngà voi.

Đồng thời các chuyên gia trong các lĩnh vực pháp luật, pháp lý, giám định khoa học, du lịch đã chia sẻ về các nội dung như: Vai trò của đa dạng sinh học và động vật hoang dã đối với du lịch; bảo tồn động vật hoang dã; Các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã; Du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên; Vai trò của hướng dẫn viên trong thực thi du lịch có trách nhiệm; Hành vi lệch chuẩn của hướng dẫn viên có liên quan tới mua bán động vật hoang dã…

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Tháp Po Klong Garai - một lần qua và mãi nhớ

(HBĐT) - Đó không chỉ là suy nghĩ, cảm xúc của riêng tôi mà dường như đã ngự trị trong tâm khảm của nhiều du khách có ít nhất 1 lần đến với Ninh Thuận và 1 lần bước chân lên từng bậc thang gạch vững trãi để tham quan, chiêm ngưỡng quần thể di tích quốc gia tháp Po Klong Garai. Điều gì đã tạo nên những "miền nhớ” đó? Trở lại Ninh Thuận lần này chúng tôi tiếp tục khám phá và rồi có câu trả lời: Vì quần thể di tích tháp Po Klong Garai không chỉ đơn giản là một công trình kiến trúc điêu khắc hoàn mỹ, mà còn là nơi kết tụ tinh hoa của nền văn hóa Chăm Pa.

Việt Nam là điểm đến yêu thích trong mùa du lịch Hè 2023 của người dân Hàn Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Hana Tour - công ty du lịch lớn nhất Hàn Quốc - vừa công bố kết quả phân tích tình hình đặt chỗ du lịch nước ngoài khởi hành vào tháng 7 và tháng 8 cho thấy Việt Nam là điểm đến được người Hàn Quốc yêu thích nhất trong mùa Hè năm nay.

Thái Lan kỳ vọng thu hút 30 triệu khách quốc tế trong năm 2023

Năm tháng đầu năm 2023, ngành du lịch Thái Lan đạt những thành tích ấn tượng với tổng doanh thu hơn 27,6 tỷ USD. Với sự phục hồi của thị trường Trung Quốc, Tổng cục Du lịch Thái Lan đang kỳ vọng lượng khách quốc tế đến nước này có thể đạt mức 30 triệu khách trong năm nay.

Du lịch và điện ảnh "bắt tay" thu hút du khách

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Chương trình Liên kết phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam qua điện ảnh năm 2023 sẽ diễn ra tại Khánh Hòa từ ngày 16 - 18/6.

Thiêng liêng khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu

(HBĐT) - Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam sinh ra và nuôi dưỡng nhiều anh hùng dân tộc mà tên tuổi đã trở thành bất tử. Triệu Thị Trinh, nữ tướng mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng xông pha trận mạc, đánh đuổi giặc Ngô đã được mọi thế hệ người dân Việt Nam biết đến và tự hào. Bà là biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường không ngại hiểm nguy trước kẻ thù xâm lược.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục