(HBĐT) - Là xã có diện tích rộng, đông dân, nhiều nét đặc trưng về văn hóa, di tích lịch sử, cảnh quan nông thôn tươi đẹp, Yên Trị (Yên Thủy) có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, xã xác định để du lịch trở thành mũi nhọn, phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế cần có lộ trình với những định hướng, giải pháp hiệu quả.




Xã Yên Trị (Yên Thủy) khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng.

Xã chủ trương phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững trên cơ sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp và môi trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ đó giúp phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
Cách trung tâm huyện Yên Thủy khoảng 6 km, xã Yên Trị có 1.937 hộ với 7.299 nhân khẩu, chia làm 13 xóm; dân tộc Mường chiếm 59,4%, dân tộc Kinh chiếm 39,1%, còn lại là các dân tộc khác. Trên địa bàn xã có 3 di tích lịch sử, gồm: di tích chùa Hang - hang Chùa trên địa bàn xóm Á Đồng được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994; di tích đình Thượng trên địa bàn xóm Tân Thành được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2003; di tích đình Trung trên địa bàn xóm Minh Thành được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Các di tích đều nằm ven vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương, có đặc điểm chung về tự nhiên như: dòng suối chảy quanh năm từ trong lòng núi, môi trường,   khí hậu trong lành. Đất đai phù hợp cho phát triển các loại cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là cây dược liệu; trong khu vực có các thung lũng đẹp có thể phát triển du lịch trải nghiệm. Bên cạnh đó có dân tộc thiểu số mang nét văn hóa đặc trưng riêng, cùng các loại thực phẩm tự nhiên, bổ dưỡng mang tính bản địa là những điểm nhấn thu hút khách du lịch. Nhân dân trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi.      Bà con tập trung sản xuất, trồng các loại cây chủ lực như: lạc, khoai sọ, đậu tương... (lạc đen, đậu tương đen hiện đang trồng thử nghiệm), quy hoạch vùng, khu vực trồng cây dược  liệu như xạ đen, từ đó đưa mức thu nhập bình quân hiện đạt khoảng 58 triệu đồng/người/năm.
Trước thực tế và nhu cầu của địa phương, xã Yên Trị triển khai xây dựng Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, bắt đầu từ cụm 5 xóm tiêu biểu: Á Đồng, Tân Thành, Minh Thành, Minh Sơn và xóm Lòng. Khai thác lợi thế sẵn có của từng xóm như: xóm Á Đồng có dòng suối tự nhiên dài khoảng 600m, hệ thống hang động phong phú với hang nước ở núi Đọc, hệ thống hang động tại di tích chùa Hang, sản phẩm cây dược liệu, nông sản đặc trưng. Xóm Tân Thành có suối, hồ nước, di tích đình Thượng, khu hang động rộng khoảng 1.000 m2 tại núi Đồi. Xóm Minh Thành có di tích đình Trung, dòng suối chảy dọc khu dân cư, thung lũng rộng khoảng        3 ha giáp vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương. Xóm Minh Sơn có hệ thống nước đầu nguồn hồ lái lũ và vành đai vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương, có di chỉ khảo cổ học nền Văn hóa Hòa Bình tại núi hang Kèn và hệ thống suối ven rừng Vườn quốc gia Cúc Phương. Xóm Lòng có cánh đồng lúa cấy 2 vụ, ruộng bậc thang, hệ thống liên hồ đập và hệ thống đồi rừng, cây thị cổ hàng trăm năm tuổi, thuận lợi cho phát triển du lịch trải nghiệm, văn hóa lúa nước...  
Đồng chí Bùi Phi Diệp, Chủ tịch UBND xã cho biết: Việc thực hiện đề án giúp phát triển tổng thể, toàn diện các mặt KT-XH của xã Yên Trị, tạo cơ sở cho người dân ổn định sinh kế, phát triển kinh tế gắn với xây dựng NTM, phấn đấu là điểm sáng về kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện, từng bước khẳng định giá trị văn hóa bản địa và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Hoàng Dương

Các tin khác


Nhiều hoạt động tại Ngày hội Văn hoá, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc

Trong 2 ngày (2-3/12), tại xã Vân Sơn, UBND huyện Tân Lạc phối hợp Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh tổ chức Ngày hội Văn hoá, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) gắn với hoạt động xúc tiến đầu tư, kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) năm 2023 tại các xã vùng cao huyện Tân Lạc.

Huyện Đà Bắc: Bảo tồn sản phẩm du lịch từ nét đẹp truyền thống

Với bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, các dân tộc trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện vẫn lưu giữ được những giá trị bản sắc văn hóa riêng như: tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, trang phục dân tộc… Đó là điều kiện thuận lợi để người dân gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng, thu hút du khách để phát triển KT-XH địa phương.

Trang trại hữu cơ Sen Vàng - điểm đến hấp dẫn du khách

Trang trại hữu cơ Sen Vàng ở xóm Đồng Chụa, tổ 9, phường Thống Nhất (TP Hoà Bình). Con đường vào trang trại đã được thảm bê tông, việc di chuyển bằng ô tô, xe máy đều dễ dàng. Sở hữu khuôn viên rộng, tổng diện tích khoảng 60 ha, được quy hoạch theo mô hình du lịch sinh thái với nhiều hoạt động hấp dẫn. Đến đây, du khách tạm gác lại công việc và lo toan cuộc sống để hòa mình vào thiên nhiên bình yên, thư thái.

Những điểm đến du lịch cộng đồng hấp dẫn ở huyện Mai Châu

Nhờ cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành, là vùng đất nổi tiếng về văn hoá dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc, huyện Mai Châu đã và đang trở thành điểm đến du lịch cộng đồng (DLCĐ) lý tưởng cho du khách ưa thích trải nghiệm thiên nhiên và văn hóa bản địa.

Khảo sát tuyến, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện Đà Bắc

Từ ngày 24 - 26/11, Sở VH-TT&DL tổ chức chương trình khảo sát một số tuyến, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia chương trình có một số chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Du lịch TP Hà Nội và một số tỉnh, đại diện các doanh nghiệp, công ty lữ hành, đơn vị kinh doanh du lịch

Ký kết hợp tác du lịch giữa Công ty cổ phần du lịch Hòa Bình và Công ty Unique Travel, Mông Cổ

Tại khách sạn Wyndhan Garden (Hà Nội), Công ty CP du lịch Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và Công ty Unique Travel tại nước Mông Cổ vừa tổ chức ký kết hợp tác phát triển du lịch. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo du lịch tỉnh Hòa Bình. Cùng dự có bà Javzandulam, Thư ký đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam, ông Enkhbat Dorj, nguyên đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục