Ngày 14-15/12/2024, Centreville Lương Sơn chính thức khai trương Chuỗi công viên chủ đề, thu hút đông đảo người dân và du khách. Sức nóng của sự kiện đã một lần nữa khẳng định được sự phồn vinh và phát triển của khu đô thị sống chất bậc nhất vùng lõi Lương Sơn.
Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.
Năm 2024 chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong xu hướng du lịch, với những điểm đến mới nổi và các trải nghiệm du lịch độc đáo.
Tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú là điều kiện, lợi thế để Hòa Bình phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ). Những năm gần đây, với sự quan tâm về chính sách của trung ương, của tỉnh và sự hỗ trợ của một số tổ chức phi chính phủ, nhiều bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh tích cực phát triển DLCĐ.
Tại xã Hiền Lương, Hội Du lịch huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác du lịch năm 2024, triển khai phương hướng hoạt động năm 2025.
Sau gần 10 năm phát triển, mỗi năm mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) ở huyện vùng cao Đà Bắc thu hút hơn 3.500 khách, chủ yếu là người nước ngoài. Qua đó đem lại doanh thu ổn định, giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập.
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đất Mường Thàng - Cao Phong đang đẩy mạnh khai thác lợi thế để phát triển du lịch.
Dịp cuối năm được xác định là "thời điểm vàng” để kích cầu thương mại và du lịch. Vì thế, nhiều hoạt động được tổ chức với quyết tâm nắm bắt những tín hiệu tốt từ thị trường, tăng cường nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xã Vân Sơn có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, những ngọn núi sớm tối được bao phủ bởi mây nên còn có tên gọi "Thung Mây”. Nếu từng đến nơi này, du khách nhớ dừng chân ghé thăm cộng đồng xóm Chiến để trải nghiệm nhiều điều thú vị, đón nhận tình cảm ấm áp, nồng hậu của người dân tộc Mường.
Hiện nay, ở vùng đồng bào dân tộc Mông xã Hang Kia (Mai Châu) khai thác hoạt động du lịch cộng đồng (DLCĐ) tương đối hiệu quả. Kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững, dựa vào tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống. Mô hình ngày càng được nhân rộng, tạo chuyển biến về nhận thức, góp phần vào những đổi thay tiến bộ trong đời sống của người dân.
Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên hoang sơ, cộng đồng người Dao Tiền ở bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) còn lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc mình như: nhà ở, trang phục, tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, nếp sinh hoạt… Từ sau khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ), những nét văn hóa truyền thống của đồng bào càng được bảo tồn, phát huy.
Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Không chỉ hướng đến vùng nông thôn ngoại thành mà ở các đô thị - nơi chịu nhiều "sức ép” về dân số, môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế du lịch theo định hướng xanh lại càng cần được quan tâm.
Từ ngày 28 - 30/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình khảo sát lựa chọn xây dựng sản phẩm, tour du lịch mới, đặc trưng và quảng bá xúc tiến du lịch cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Cao Phong.
Là bản người Thái đầu tiên của tỉnh phát triển du lịch cộng đồng, bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu được du khách biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Theo đó, ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình sửa chữa nhà cửa, phát triển thêm sản phẩm kinh doanh du lịch, điều đó khiến bản Lác như một bức tranh đa sắc màu.