(HBĐT) - Sau 2 năm thực hiện sáp nhập các trạm: Chăn nuôi và thú y (CN&TY), Bảo vệ thực vật (BVTV), Khuyến nông - Khuyến lâm (KNKL) thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (TTDVNN) đã tinh gọn đầu mối. Tuy nhiên lại nảy sinh nhiều bất cập, trong đó có nhiều vấn đề phát sinh, đe dọa đến mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững nếu không có những giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Xây dựng thành phố Hòa Bình trở thành đô thị thương mại dịch vụ hiện đại, mang bản sắc văn hóa riêng có

(HBĐT) - Theo đề xuất của đơn vị tư vấn - Công ty CP tư vấn xây dựng và quy hoạch Việt Nam, Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2045 là một bước cụ thể hóa chủ trương của tỉnh. Trên cơ sở nhận định, đánh giá thực tiễn phát triển, những tiềm năng, thế mạnh của thành phố, đơn vị tư vấn và các cơ quan liên đang xây dựng quy hoạch có tính thực tiễn và nhạy bén. TP Hòa Bình được hình dung là một thành phố có tổ chức phát triển mới, năng động, đặc biệt nhạy cảm với vấn đề môi trường, hội tụ các yếu tố để trở thành điểm đến hấp dẫn, nơi để sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi.

Dân vận khéo để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4.232 mô hình "Dân vận khéo (DVK)” (tăng 33 mô hình so với năm 2020). Trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.256 mô hình, lĩnh vực VH – XH 1.763 mô hình, lĩnh vực AN - QP 942 mô hình, lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị 271 mô hình. Các mô hình "DVK” được triển khai gắn với một số phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng vào cuộc sống.

Tăng quyền năng, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

(HBĐT) - Trong một thời gian dài, trước khi có Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (BĐG), trên cả nước nói chung, địa bàn tỉnh nói riêng tồn tại những vấn đề bất BĐG, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Cụ thể là tỷ lệ nữ lao động được đào tạo nghề và cấp chứng chỉ quá chênh lệch so với nam giới; tỷ lệ nữ tham gia chính trị còn thấp; nhiều nơi không có lãnh đạo chủ chốt là nữ, định kiến giới trong bố trí, sắp xếp, tuyển dụng người lao động; tư tưởng trọng nam, khinh nữ…

Dấu ấn dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống. Do đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, LLVT trong tỉnh đã tập trung làm tốt công tác chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Đến nay, bộ mặt nông thôn vùng ĐBDTTS đã có nhiều đổi khác, là dấu ấn đậm nét từ công tác "Dân vận khéo” với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh

(HBĐT) - Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, giúp đảng viên nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên và cấp ủy giao. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ vai trò quan trọng đó, năm 2016, BTV Đảng ủy Khối Các cơ quan (CCQ) tỉnh đã ban hành Đề án số 03 về nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt cấp ủy và chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở trong Đảng bộ Khối CCQ tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Sau 5 năm, đề án đã tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận.

Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hòa Bình lần thứ V, giai đoạn 2020 - 2025

(HBĐT) - Sáng 22/9, tại Cung văn hóa tỉnh đã diễn ra Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Hòa Bình lần thứ V, giai đoạn 2020-2025.Dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, UV BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐ-KT) T.Ư. Tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh qua các thời kỳ; Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng Lao động; đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh;lãnh đạo các huyện, thành phố và 396 đại biểu ưu tú, điển hình tiên tiến xuất sắc được bầu chọn từ cơ sở.

Quyết liệt ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ 2

(HBĐT) - Trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch Covid-19 thứ nhất, từ tháng 1 - 7/2020, Hòa Bình đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, được xếp vào nhóm các địa phương có nguy cơ thấp. Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại (tạm gọi làn sóng Covid-19 thứ 2) với tâm dịch là Đà Nẵng, Quảng Nam và đã lây lan tới nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp nCoV tỉnh (gọi tắt là BCĐ nCoV) xác định rõ: Hòa Bình cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao. Theo đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai quyết liệt.

Nhìn lại Năm dân vận chính quyền 2019: 
  Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, giải quyết kiến nghị của Nhân dân 

(HBĐT) - Thực hiện "Năm dân vận chính quyền 2019”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương đã lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai toàn diện, đồng bộ, nghiêm túc. Qua đó, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh tại cơ sở thông qua tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân; làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; xây dựng hình ảnh người cán bộ "trọng dân, gần dân, có trách nhiệm với Nhân dân”; tạo sự đồng thuận thúc đẩy phát triển KT-XH.

Ngăn chặn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp

(HBĐT) - Tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp trên 298.000 ha, chiếm 64% tổng diện tích tự nhiên. Tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định 51,5%. Bên cạnh những lợi ích rừng mang lại, người dân được hưởng lợi từ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng (BVR). Tuy nhiên, thời gian qua, đã có những hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của rừng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đơn vị chức năng đã lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Giữ bản sắc du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Nhiều bản làng du lịch cộng đồng (DLCĐ) đang bị tác động bởi quá trình đô thị hóa; phong tục, tập quán có sự lai tạp; dịch vụ thương mại phát triển đan xen... Đây là những căn nguyên khiến DLCĐ đang dần mai một đi bản sắc vốn từng hấp dẫn du khách.

Quyết tâm chính trị cao nhất thực hiện mục tiêu tăng trưởng

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 1/1/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH và dự toán NSNN năm 2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ KT - XH và dự toán NSNN năm 2020. Theo đó, các cấp, ngành và cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
 

Phát huy sức trẻ - vun đắp cho tương lai

(HBĐT) - Với trên 28% dân số là thanh niên, những năm qua, việc thực hiện chiến lược phát triển thanh niên trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm sâu sát. Qua đó, phát huy sức trẻ, trí tuệ, tinh thần xung kích, sáng tạo của thanh niên trên chặng đường đổi mới và phát triển.

Giải quyết chế độ cho cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính

(HBĐT) - Tỉnh đã thực hiện nghiêm túc, đúng lộ trình chủ trương, kế hoạch về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên còn nhiều vấn đặt ra trong việc bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ cán bộ, công chức (CB, CC) và người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính.

Công trình nước sạch kém hiệu quả - bài toán quản lý sau đầu tư

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra chỉ tiêu đến năm 2020, có 95% dân số của tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Thực hiện chỉ tiêu đó, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm triển khai các dự án, chương trình cấp nước sạch nông thôn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nhiều công trình nước sạch được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng không phát huy được hiệu quả, nhiều công trình "đắp chiếu” chờ sửa chữa, thậm chí có công trình đã "chết hẳn” không thể cung cấp nước sạch cho người dân. Vậy đâu là nguyên nhân chính của thực trạng trên?