Khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Trước sự phát triển lớn mạnh, công tác xây dựng Đảng trong khu vực này rất cần thiết, đóng vai trò tích cực vào việc định hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phát triển bền vững. Ngày 29/10/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng Đảng nói riêng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNKVNN trên địa bàn tỉnh nói chung.


Vừa qua, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 38 -CT/TU về "Tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hoà Bình", các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về khó khăn, vướng mắc để tìm giải pháp khắc phục.


Cuối tháng 10/2024, Đảng ủy xã Phú Thành (Lạc Thủy) tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ Công ty cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội.

Khởi sắc công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước 

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 5.487 DNNKVNN, hợp tác xã (HTX) đăng ký hoạt động trên địa bàn với số vốn đăng ký ước đạt 100.615 tỷ đồng, so với năm 2014, số DN tăng 135%, số vốn đăng ký tăng 369%. 

Các DNNKVNN trên địa bàn tỉnh giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế; doanh thu của DN đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trên 50% vào GRDP của tỉnh; hàng năm, các DN, HTX đóng góp trên 70% tổng thu ngân sách của tỉnh. Hoạt động của các DN có chuyển biến tích cực. Năm 2014, các DNNKVNN nộp ngân sách 401 tỷ đồng,  giải quyết việc làm cho hơn 46 nghìn lao động, đến năm 2024 nộp ngân sách đạt trên 2.050 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 91 nghìn lao động. 

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên, chủ DN và người lao động về vai trò, vị trí cũng như yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức đảng (TCĐ) trong đơn vị kinh tế tư nhân. Đồng thời tích cực tổ chức các cuộc khảo sát, nắm tình hình thực trạng của DN; gặp mặt, tiếp xúc với lãnh đạo DN, nhất là DN có triển vọng thành lập TCĐ, đoàn thể; qua đó nắm bắt tình hình, tìm hiểu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Nhờ vậy công tác xây dựng Đảng trong DNNKVNN có những khởi sắc rõ nét. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 69 TCĐ trong DNNKVNN (trong đó có 6 đảng bộ cơ sở, 35 chi bộ cơ sở, 28 chi bộ trực thuộc đảng ủy xã, phường, thị trấn); tập trung chủ yếu ở Đảng bộ TP Hòa Bình với 34/69 TCĐ, còn lại ở 10 đảng bộ huyện và Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh. Toàn tỉnh có 1.261 đảng viên đang trong DNNKVNN, trong đó, 922 đảng viên sinh hoạt trong DN có TCĐ, 339 đảng viên sinh hoạt tại nơi cư trú.

Phát huy vai trò tổ chức đảng và đảng viên 

Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ của loại hình TCĐ, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên, các cấp ủy, TCĐ trong DNNKVNN kịp thời triển khai xây dựng, ban hành quy chế làm việc, mối quan hệ công tác; nguyên tắc và chế độ làm việc. Từ đó, các cấp ủy, TCĐ trong DNNKVNN làm tốt công tác lãnh đạo đảng viên, các tổ chức đoàn thể trong DN và tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh; tham gia xây dựng và thực hiện điều lệ, hợp đồng lao động, các quy định, quy chế, nội quy lao động của DN. Tuyên truyền, vận động chủ DN và người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, vệ sinh môi trường và trách nhiệm xã hội của DN. 

Cấp ủy DNNKVNN đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện cơ bản nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nền nếp sinh hoạt được các chi bộ duy trì ổn định, cơ bản đảm bảo thường kỳ mỗi tháng 1 lần, sinh hoạt chuyên đề mỗi quý 1 lần; nội dung sinh hoạt sát với nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và phù hợp với tình hình của DN. 

Cấp ủy các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy, chi bộ, đảng bộ trong các DN hàng năm xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cho đảng viên ngay từ đầu năm, tiêu chí phân công đảng viên sát thực tế tình hình sản xuất, kinh doanh và từng loại hình DN, cơ bản đảng viên đều được phân công nhiệm vụ. Chi bộ, đảng bộ căn cứ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng đảng viên để phân công; đồng thời, phân công các đồng chí là chi ủy viên hướng dẫn, giúp đỡ đảng viên thực hiện nhiệm vụ. Cấp ủy, TCĐ thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực hiện và đánh giá xếp loại đảng viên hàng năm đảm bảo chất lượng, sát với thực tế. Trong 10 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU, toàn tỉnh không có TCĐ bị thi hành kỷ luật; có 3 trường hợp đảng viên bị thi hành kỷ luật hình thức khiển trách (1 đảng viên sinh con thứ 3); không có đảng viên bị xóa tên và xin ra khỏi Đảng. 

Kết quả xếp loại chất lượng đối với TCĐ từ năm 2014 đến nay, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt trên 95% (đảng bộ cơ sở đạt 100%, chi bộ cơ sở đạt 96,38%, chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở 91,48%), không có TCĐ yếu kém hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả xếp loại chất lượng đảng viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 95,92%, trong 10 năm chỉ có 14 đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

Nhiều khó khăn trong công tác xây dựng Đảng 

Bên cạnh những thuận lợi trong công tác chỉ đạo, điều hành thì công tác xây dựng Đảng tại các DNNKVNN trên địa bàn tỉnh hiện phải đối mặt với khá nhiều khó khăn. Tỷ lệ TCĐ trong DN còn thấp so với quy mô tổng số DNNKVNN đang hoạt động trong tỉnh. Hiện toàn tỉnh mới có 69/5.487 DNNKVNN có TCĐ, tức mới chỉ chiếm 1,26%. 

Thực tế cho thấy một số cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể cấp huyện chưa có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả trong tuyên truyền, vận động, nắm sát tình hình cụ thể của các DN. Chưa có những giải pháp, biện pháp cụ thể để thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU. Việc thành lập Ban Chỉ đạo ở một số đảng bộ sau khi ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU còn chậm, chưa đồng bộ với việc ban hành kế hoạch thực hiện, như các huyện: Tân Lạc, Lạc Thủy, Cao Phong, Lạc Sơn thành lập Ban Chỉ đạo năm 2016; huyện Đà Bắc thành lập Ban Chỉ đạo năm 2017.

 Công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên, thành lập TCĐ trong DN còn hạn chế. Số lượng DN thành lập các TCĐ còn khiêm tốn, chưa tương xứng với số lượng DN hiện có. Tỷ lệ TCĐ, đoàn thể trong DN thấp. Đặc biệt, đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển TCĐ. Một số DN hoạt động không hiệu quả phải giải thể, do vậy TCĐ, đoàn thể đồng thời cũng bị giải thể, như Chi bộ công ty cổ phần dược phẩm Lương Sơn, Chi bộ nhà máy gạch Tuynel Lương Sơn thuộc Huyện ủy Lương Sơn...

 Một số đảng bộ thành lập được ít hoặc chưa thành lập thêm TCĐ, kết nạp thêm đảng viên. Đảng bộ huyện Cao Phong tại thời điểm ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU năm 2014 đến nay chưa phát triển thêm TCĐ; Đảng bộ huyện Kim Bôi đến năm 2022 mới phát triển được 3 đảng viên mới.

 Bên cạnh đó, một số DN đã có TCĐ nhưng vai trò lãnh đạo, chất lượng hoạt động của cấp ủy, chi bộ còn hạn chế. Các TCĐ trong DN tư nhân thường có ít đảng viên, nền nếp sinh hoạt chi bộ không đều, chất lượng chưa cao. Mối quan hệ giữa cấp ủy với chủ DN (không phải là đảng viên) có nội dung chưa được đồng thuận, do vậy hoạt động của TCĐ gặp nhiều khó khăn. Một số TCĐ ở DN còn lúng túng về nội dung và phương thức hoạt động; chất lượng hoạt động hạn chế, chưa thực sự là vai trò hạt nhân chính trị ở DN, chưa có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sự phát triển bền vững của DN, nên chưa được chủ DN và người lao động tín nhiệm. 

Hàng năm, công tác biểu dương, khen thưởng DN, tập thể, cá nhân có thành tích về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong DNNKVNN ở cấp huyện còn ít, chưa kịp thời, chưa đề xuất được đối tượng tập thể, cá nhân đủ điều kiện tiêu chuẩn trình khen thưởng cấp tỉnh.


Dương Liễu


Tăng cường đối thoại để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn  

Phạm Văn Đức 
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Thủy

Để tiếp tục thực hiện công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực nhà nước, chúng tôi sẽ chú trọng tạo nguồn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt về thời gian khi mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng đang làm việc trong các DN tư nhân. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy trong việc phát triển các tổ chức đoàn thể, nhất là tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong DN tư nhân, làm cơ sở chính trị để tạo nguồn phát triển đảng viên và tổ chức đảng. Xác định kết quả phát triển Đảng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cuối năm.

Ban Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong DN ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn huyện tiếp tục chỉ đạo rà soát, thống kê, phân loại DN, lập danh sách DN có đủ điều kiện thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể, nắm chắc số lượng đảng viên đang làm việc trong DN. Tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc, vận động, tạo sự đồng thuận của chủ DN về việc thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể; thành lập tổ chức đảng, chỉ đạo thành lập các đoàn thể khi có đủ điều kiện.

Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, nhất là người đứng đầu phải tăng cường đối thoại với DN, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để các DN mở rộng sản xuất, kinh doanh, giải quyết nhiều việc làm cho lao động. Kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của DN, tâm tư, nguyện vọng của người lao động, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục chủ DN ủng hộ và tạo điều kiện thành lập tổ chức đảng, đoàn thể. Đồng thời quan tâm, tạo điều kiện cho DN phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, từ đó thu hút người lao động tham gia tổ chức đảng, đoàn thể. Qua đó chủ DN thấy được tầm quan trọng, lợi ích của việc thành lập tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội đối với DN.   


Cần linh hoạt, sáng tạo trong công tác xây dựng Đảng

Hà Trung Nguyên
Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh

Thực tế hiện nay cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) gặp không ít khó khăn. Một số chủ DN chưa thực sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc về sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của việc thành lập tổ chức đảng trong DN, đặc biệt chủ DN là người nước ngoài. Bên cạnh đó, quần chúng là người lao động, nhất là lao động trực tiếp còn chần chừ, chưa thiết tha được vào Đảng. Hoặc vào Đảng rồi không muốn chuyển sinh hoạt đảng vào tổ chức đảng trong DN, do mức đóng đảng phí của đảng viên là người lao động ở DN có sự chênh lệch với mức đóng đảng phí của đảng viên đang sinh hoạt ở chi bộ nơi cư trú. Việc mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới cho người lao động đang làm việc tại DN gặp khó khăn, do thời lượng chương trình bồi dưỡng hiện là 5 ngày, ảnh hưởng tới thời gian hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

Việc quản lý đảng viên đi nước ngoài trong DN gặp khó khăn, đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì chủ DN và một bộ phận người lao động thường xuyên phải liên hệ công tác, lao động, học tập ở nước ngoài. Việc thực hiện các quy trình, thủ tục, báo cáo các cấp ủy, chính quyền địa phương mất nhiều thời gian, phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của DN.

Trước thực tế đó, chúng tôi mong muốn cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, có những cách làm linh hoạt, phù hợp, hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy công tác xây dựng Đảng trong DN ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Các tin khác


Học tập và làm theo lời Bác Hồ đi vào thực chất

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Học tập và làm theo (HT<) Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phục vụ quê hương, đất nước, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng tích cực.


Sử dụng hiệu quả nguồn quỹ chăm sóc người cao tuổi

Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy (CS&PH) vai trò người cao tuổi (NCT) tỉnh Hòa Bình đã được thành lập và hoạt động hiệu quả tại 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Trong bối cảnh nguồn ngân sách địa phương dành cho công tác chăm lo cho NCT còn hạn hẹp thì việc phát huy nội lực, đẩy mạnh công tác xã hội hóa được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng. Từ đó tạo thêm nguồn lực góp phần thực hiện hiệu quả các hoạt động bảo vệ, CS&PH vai trò NCT, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên

Năm 2023, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình kết nạp được 1.856 đảng viên, đạt tỷ lệ 2,65% tổng số đảng viên và xếp thứ 55 toàn quốc về công tác phát triển đảng viên (PTĐV). Năm 2024, tỉnh ta phấn đấu kết nạp được 2.100 đảng viên mới trở lên so với tổng số 70.045 đảng viên có đến thời điểm 31/12/2023 (đạt tỷ lệ 3%). 6 tháng đầu năm 2024, với rất nhiều nỗ lực và giải pháp quyết liệt, toàn tỉnh đã kết nạp được 876 đảng viên, đạt 41,71% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Một số đảng bộ thực hiện kết nạp đảng viên mới trong 6 tháng đầu năm đạt kết quả khá như Lạc Thủy đạt 67%, Tân Lạc 59,5%, Công an tỉnh đạt 48,57%, Mai Châu đạt 47,65%... Tuy nhiên cũng có một số đảng bộ thực hiện đạt thấp như Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh 36,13%, huyện Kim Bôi 33,17%, huyện Cao Phong 33%, thành phố Hòa Bình 26,52%.

Xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp công nhân

Thực tiễn hiện nay cho thấy, giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng đã có bước phát triển lớn mạnh, trưởng thành về chất và có những đóng góp to lớn vào quá trình đổi mới, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về tổ chức, giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đủ sức làm chủ quá trình đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa là trách nhiệm của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên có không ít thách thức đặt ra cho sự phát triển, lớn mạnh của giai cấp công nhân.

Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hỗ trợ các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành

Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 01/QĐ-TTg, ngày 3/1/2023 (Đề án 01) có mục tiêu tổng quát là: Phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và người lao động trong hợp tác xã. Nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục