(HBĐT) - Là 1 trong những xã khó khăn nhất của huyện Kim Bôi, thu nhập bình quân của người dân xã Cuối Hạ mới đạt 11,5 triệu đồng/năm, chủ yếu từ nghề nông. Tuy nhiên, những năm gần đây, vào vụ đông - xuân, hơn 50% diện tích đất canh tác tại xã bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.

Người dân xóm Thượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) dẫn nước từ suối cao 500 m về phục vụ sinh hoạt.

 

Đồng chí Bùi Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: “Do hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng, chỉ 1 nửa diện tích canh tác có thể trồng được rau màu. Vào mùa khô hạn, bà con địa phương khoan giếng sâu 30 m vẫn chưa có nước phục vụ sinh hoạt. Những công trình thủy lợi được xây dựng từ lâu vì không có nước nên không phát huy hiệu quả, khó khăn chồng chất khó khăn nên cho đến nay, xã Cuối Hạ mới thực hiện được 8 tiêu chí NTM”.

 

Trong xây dựng NTM, tại nhiều nơi, thủy lợi luôn là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất bởi chi phí đầu tư xây dựng rất lớn mà nguồn vốn lại có hạn. Tuy nhiên, tại xã Cuối Hạ, bên cạnh những thách thức về huy động vốn đầu tư làm thủy lợi thì việc có nước để sử dụng cho những công trình đó thực sự là “bài toán” khó của xã.

 

Đưa chúng tôi tới thăm xóm Thượng, một trong những xóm thiếu nước trầm trọng ở xã Cuối Hạ. Tại đây, để có nước sinh hoạt, gần 200 hộ dân phải chia nhau nguồn nước ít ỏi ở 3, 4 con suối. ông Bùi Văn Tiến, người dân xóm Thượng cho biết: “Để có nước phục vụ cho sinh hoạt, hàng ngày, bà con trong xóm phải thay nhau lên suối cao khoảng 400 - 500 m để lấy nước hoặc dùng ống dẫn nước về. Cả mấy trăm con người chung nhau vài ba con suối hoặc vũng nước đào sâu dưới đồng để sử dụng, đến tắm rửa, nấu ăn còn thiếu huống chi là trồng cấy”.

 

Vì khan hiếm nước nên người dân phải tận dụng mọi nguồn cho sinh hoạt. Cũng vì thế, việc nước được kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng hầu như không có.

 

Theo đồng chí Bùi Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ, để giải quyết được vấn đề thủy lợi tại xã, ngoài cần kinh phí đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đập dự trữ thì tái tạo lại rừng đầu nguồn là vô cùng quan trọng và cần nhiều thời gian. Giải quyết được vấn để thủy lợi chính là tháo được “nút thắt” lớn để hoàn thành nhiều tiêu chí NTM khác tại xã.

 

 

                                                                         Bùi Thơm

                                                                           (CTV)

 

 

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục