(HBĐT) - Trong 3 năm (2014 - 2017), toàn tỉnh huy động được 1.100 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt tập trung. Có thể nói đây là kết quả khả quan góp phần tạo cú huých cho nền nông nghiệp của tỉnh bước vào thị trường hàng hóa.


Thực hiện Nghị quyết số 10, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về phát triển sản xuất một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 - 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố xây dựng các nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển sản xuất trồng trọt đặc thù của từng địa phương. Đồng thời, trích từ nguồn ngân sách tỉnh 13, 9 tỷ đồng (hỗ trợ sau đầu tư cho 2 sản phẩm: cây ăn quả có múi và rau an toàn). Theo đó đã có 6/11 huyện, thành phố ban hành nghị quyết, quyết định về phát triển sản xuất trồng trọt tại địa phương. Cụ thể, huyện Yên Thủy có Nghị quyết số 06, ngày 18/12/2014 của HĐND huyện phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Huyện Kim Bôi có Quyết định số 2144A, ngày 7/5/2015 của UBND huyện; Nghị quyết số 22, ngày 27/2/2016 của HĐND, Nghị quyết số 16, ngày 29/7/2016 của HĐND về phát triển cây ăn quả. Huyện Lạc Thủy có Nghị quyết số 23, ngày 5/5/2015 của Huyện ủy, Quyết định số 982, ngày 3/7/2015 của UBND huyện về phát triển cây ăn quả. Huyện Tân Lạc có Nghị quyết số 10, về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh. Huyện Lạc Sơn có Quyết định số 1229, ngày 7/3/2017 của UBND huyện phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cải tạo vườn tạp huyện Lạc Sơn giai đoạn 2016- 2020...


Nông dân xóm Đồng Hòa, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đầu tư phát triển cây có múi góp phần nâng cao thu nhập.

Theo khảo sát, đánh giá của Sở NN &PTNT, trong 2 năm trở lại đây, các huyện: Kim Bôi, Cao Phong, Đà Bắc đã thực hiện tốt công tác quản lý, xây dựng giải pháp tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất cây ăn quả có múi và cây rau. Quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn thành lập, giám sát các mô hình kinh tế tập thể như HTX, tổ hợp tác, trang trại hoạt động SX -KD theo quy định. Công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển các sản phẩm chủ lực đã và đang có những bước chuyển biến tích cực. Các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, địa phương về sản xuất trồng trọt, các chính sách hỗ trợ sản xuất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt thông qua các lớp học hiện trường cho nông dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá phân loại, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn góp phần bảo vệ an toàn cho sản xuất. Công tác quản lý chất lượng các sản phẩm trồng trọt được tăng cường. Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra cơ sở SX -KD vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX -KD nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP. Một số địa phương đã tổ chức thực hiện tốt việc ký cam kết sản xuất an toàn đối với sản phẩm cây có múi, cây rau, theo đó không có mẫu rau, quả được kiểm định không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đến tháng 5/2017, diện tích cây có múi toàn tỉnh đã đạt 6.690 ha, vượt 1.690 ha (vượt 33%) so với chỉ tiêu Nghị quyết số 10 đề ra đến năm 2020. Điều quan trọng là đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung. Đối với cây rau, diện tích gieo trồng hàng năm đạt 11.000-12.000 ha; bước đầu hình thành các vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung, có thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng như: vùng sản xuất bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy; vùng sản xuất rau hữu cơ huyện Lương Sơn; vùng sản xuất rau su su huyện Mai Châu, Tân Lạc; vùng sản xuất tỏi tía huyện Mai Châu...

Khi các nghị quyết, quyết định được ban hành là nền tảng, căn cứ quan trọng để huy động cho phát triển, mở rộng diện tích trồng trọt. Bởi vậy, tổng kinh phí thực hiện phát triển sản xuất trồng trọt trong 3 năm qua đạt trên 1.100 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 13, 9 tỷ đồng; nguồn ngân sách huyện hỗ trợ trên 7, 9 tỷ đồng (các huyện: Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn); lồng ghép các nguồn vốn khác hỗ trợ sản xuất từ chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, vốn sự nghiệp khoa học, vốn xúc tiến thương mại, vốn từ dự án WB7, từ các tổ chức phi chính phủ…) đạt trên 30 tỷ đồng. Nguồn vốn do người dân và doanh nghiệp đóng góp gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, công lao động, giống và vật tư nông nghiệp đầu vào khoảng 1.050 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh: Diện tích cây ăn quả có múi và rau an toàn được mở rộng góp phần không nhỏ vào cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tốc độ tăng ngành trồng trọt năm 2016 đạt 3,82%, trong khi năm 2014 đạt 1,9% năm; giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt chiếm trên 70% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; giá trị thu nhập /ha đất canh tác tăng lên đáng kể và đạt trên 120 triệu đồng /ha; đối với nhóm cây trồng chủ lực như cây ăn quả có múi giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng /ha/năm, cây rau đạt 250 triệu đồng /ha.

Nhờ có chủ trương đúng và trúng, chỉ đạo, triển khai sát sao, nghiêm túc đã huy động được các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt tạo nền tảng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.

 

                                                                                                        
                                                                                                                         Thúy Hằng

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục