(HBĐT) - Một ngày mùa thu tháng Tám, nắng vàng trải dài trên cánh đồng lúa đang thì con gái, chúng tôi trở lại thăm vùng đất Mường Động- Kim Bôi anh hùng. Đến đâu cũng bắt gặp không khí náo nhiệt chuẩn bị đón Tết Độc lập. Băng rôn, khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng tung bay chào mừng ngày Quốc khánh 2/9. Về Mường Động hôm nay để chứng kiến cuộc sống mới ấm no của người dân nơi đây.



Lãnh đạo xã Hạ Bì (Kim Bôi) thăm mô hình cây ăn quả của gia đình ông Bùi Tiến Dân, xóm Nội Sung.

Chúng tôi đến thăm xã Hạ Bì - nơi từ xa xưa người dân vẫn truyền tụng câu: "Yêu nhau cho thịt, cho xôi/Ghét nhau đưa tới Kim Bôi, Hạ Bì”. Câu ca kể về một thời người dân Hạ Bì sống trong cảnh đói nghèo, cơ cực, lạc hậu. Họ chỉ biết đi cúng, đi bói khi ốm đau, dịch bệnh sốt rét, đậu mùa… hoành hành.

Câu ca giờ chỉ còn trong quá khứ. Bây giờ đến với Hạ Bì cảm nhận được cuộc sống mới. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND xã cho biết: Đời sống người dân đã được nâng lên rõ rệt. Xã có 6 xóm với 1.600 hộ, gần 7.000 nhân khẩu. Tổng diện tích đất gieo trồng trên 630 ha, người dân không cho đất nghỉ, tích cực ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Diện tích cấy lúa 377 ha, năng suất bình quân đạt trên 52 tạ/ha. Hạ Bì được biết đến là một trong những xã dẫn đầu huyện trong thâm canh, tăng vụ. Vụ đông, xã duy trì diện tích 120 ha cây màu, rau đậu các loại trên đất 2 vụ lúa. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2016, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 33,17%; xây dựng cơ bản chiếm 27,1%; thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 39,73%. Năm 2017, xã phấn đấu đạt thu nhập bình quân trên 26 triệu đồng/ người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 10%. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã đã đạt 15 tiêu chí… 

Không chỉ ở xã Hạ Bì, 28/28 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đang đổi thay từng ngày. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ, chính quyền địa phương, kinh tế huyện có bước phát triển đáng kể. Với sản xuất nông - lâm nghiệp là chủ yếu, những năm gần đây, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Kim Bôi đã chỉ đạo nhân dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích gắn với xây dựng NTM. UBND huyện đã ban hành Đề án số 31, ngày 31/10/2016 về triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Huyện thu hút, liên kết với các doanh nghiệp triển khai 4 mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm như mô hình trồng ngô ngọt quy mô 99,4 ha tại xã Mỵ Hòa; trồng dưa chuột Nhật quy mô 5 ha tại xã Đú Sáng; trồng đậu đũa quy mô 6 ha tại các xã: Hợp Kim, Nam Thượng, Đú Sáng; trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt quy mô 46 ha tại xã Đú Sáng; măng tây 2 ha tại xã Thượng Bì.
 
Huyện quy hoạch duy trì và phát triển rộng thêm vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hóa một số cây trồng như bí xanh, bí đỏ, dưa các loại 722 ha, tập trung nhiều tại các xã: Nam Thượng, Hợp Kim, Sào Báy, Mỵ Hòa, Đú Sáng… Cây mía trên 700 ha ở các xã: Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Đú Sáng, Bình Sơn… Cây ăn quả có múi trên 800 ha tập trung nhiều tại các xã: Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Bắc Sơn, Hùng Tiến, Kim Sơn, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa…

 

Về Kim Bôi mùa này bạt ngàn màu xanh cây trái. Người dân cần cù lao động sản xuất, nhiều mô hình trồng cây ăn quả như nhãn, cam cho thu nhập từ 200- 500 triệu đồng/năm.

 

Cùng với sản xuất nông nghiệp, ngành du lịch đang dần khẳng định vị trí trong phát triển kinh tế của huyện. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên "vàng trắng” của suối khoáng Kim Bôi, các khu du lịch sinh thái Resort (xã Vĩnh Tiến); Cửu Thác (xã Tú Sơn); Serena Resort (xã Sào Báy)… và hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng do tư nhân đầu tư, khai thác đã thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2017, huyện đón 67.850 lượt khách thăm quan du lịch, trong đó, khách nội địa 66.700 lượt, khách quốc tế 1.150 lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 39.506 triệu đồng…

 

Bên phát triển kinh tế, sự nghiệp văn hóa, y tế, GD&ĐT được huyện quan tâm, chăm lo. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng tăng lên, QP- AN giữ vững, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Tiếp nối truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi đã và đang đoàn kết xây dựng quê hương Mường Động ngày càng giàu đẹp.

 


                                                                Hương Lan

 


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục