(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo sơ kết năm 2017 đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017 – 2019”. Dự án được triển khai tại 07 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Hòa Bình.


Dự án trên được Bộ NN&PTNT phê duyệt, nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Dự án tập trung vào các nội dung: xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo nhân rộng ngoài mô hình, thông tin tuyên truyền và quản lý dự án. Việc triển khai dự án trong các năm 2017 – 2019 được kỳ vọng sẽ là những bước đi cần thiết góp phần đẩy mạnh nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa nói riêng tại vùng miền núi phía Bắc, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu sản xuất, cải thiện đời sống cho người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.


Trong chương trình làm việc, các đại biểu đến khảo sát, đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá tầm trong lồng bè trên sông Đà tại xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Thực hiện dự án trong năm 2017, các địa phương đã xây dựng được 07 mô hình trình diễn (mỗi tỉnh thực hiện 01 mô hình), gồm 02 mô hình nuôi cá tầm, 03 mô hình nuôi cá diêu hồng và 02 mô hình nuôi cá lăng. Cùng với đó, đã tổ chức 07 lớp tập huấn cho các học viên tham gia mô hình và các hộ xung quanh với số lượng 210 học viên; tổ chức 07 lớp đào tạo nhân rộng ngoài mô hình với 218 học viên. Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá khá cao kết quả thực hiện các mô hình trình diễn, từ đó kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Được biết, từ năm 2013 đến nay, các mô hình nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đã mở ra một hướng phát triển kinh tế bền vững cho một số tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hòa Bình. Đến năm 2017, số lồng nuôi tại các tỉnh trong khu vực này đã tăng khoảng 18.761 lồng, trung bình mỗi lồng có thể tích từ 50 – 120 m3. Nhìn chung, các mô hình đã tạo ra sản phẩm thủy sản sạch, an toàn phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và bước đầu hướng tới xuất khẩu.

 

Thu Trang

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục