(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở GTVT vừa có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Sơn kiểm tra việc thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện.
Hệ thống đường GTNT xã Hương Nhượng cơ bản
đạt chuẩn đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Theo
báo cáo, đến nay trên địa bàn huyện có 7 xã đạt tiêu chí số 2; 2 xã đạt 3 chỉ
tiêu; 1 xã đạt 2 chỉ tiêu; 2 xã đạt 1 chỉ tiêu và 16 xã chưa đạt chỉ tiêu nào
của tiêu chí số 2. Năm 2017, nguồn lực của huyện để thực hiện tiêu chí số 2 là
33,260 tỷ đồng. Trong đó, nguồn từ chương trình xây dựng NTM 11,651 tỷ đồng; nguồn ngân sách Trung
ương 15,780 tỷ đồng; nguồn ngân sách địa phương 1,4 tỷ đồng; nguồn
huy động từ DN, HTX, tổ chức KT khác 1,320 tỷ đồng; nguồn huy động từ nhân dân 5,109 tỷ đồng. Năm 2017 có 2 xã Ân Nghĩa và Hương Nhượng phấn đấu đạt tiêu chí
số 2 và phấn đấu về đích NTM. Đối với xã Hương Nhượng, 100% đường trục xã liên
xã và đường trục thôn xóm được cứng hoá đạt chuẩn; trên 90% đường ngõ xóm được
cứng hoá; đường nội đồng cứng hoá được trên 53%. Tổng nguồn vốn huy động thực
hiện tiêu chí số 2 trên địa bàn xã từ năm 2011-2017 đạt trên 9,6 tỷ đồng. Đối
với xã Ân Nghĩa, 100% đường trục xã liên xã được cứng hoá đạt chuẩn; đường trục
thôn xóm được cứng hoá trên 91%; đường ngõ xóm được cứng hoá trên 55%; đường
nội đồng cứng hoá được trên 52%. Tổng nguồn vốn thực hiện tiêu chí giao thong
của xã từ năm 2011 đến nay đạt trên 13 tỷ đồng
Khó khăn trong việc thực hiện
tiêu chí số 2 trên địa bàn huyện Lạc Sơn do nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, ngân
sách nhà nước chưa đáp ứng được. Việc huy động, kêu gọi nguồn lực để đầu tư xây
dựng đạt thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.
UBND huyện Lạc Sơn đề nghị UBND
tỉnh, Sở Giao thông vận tải quan tâm đầu tư xây dựng mới, sửa chữa một số tuyến
đường huyện, nâng cấp, sửa chữa cầu, ngầm trên địa bàn như ngầm Vụ Bản, ngầm
Yên Phú đã bị hư hỏng nặng không đi lại được.
Đ.T
(HBĐT) - "Là tâm điểm chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, để ổn định cuộc sống cho đồng bào ở huyện Đà Bắc sau mưa lũ chắc còn lâu dài. Khó khăn nhất của tỉnh Hoà Bình nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng sau mưa lũ là vấn đề nhà ở. Do vậy, vấn đề cấp bách là phải lo nhà ở cho người dân. Nhà bạt cũng được, nhất định không để ai màn trời chiếu đất”. Quan điểm chỉ đạo đó của đồng chí Tòng Thị Phóng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đang được tỉnh và huyện Đà Bắc quyết liệt chỉ đạo. Tuy vậy, ổn định dân cư sau mưa lũ huyện Đà Bắc vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19-11), khi đi vào vùng biển cách bờ biển các tỉnh từ Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 200 km về phía đông, bão số 14 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan ứng phó khẩn cấp bão số 14.
(HBĐT) - Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong thời gian từ năm 2016 - 2020. Là một trong các tỉnh được tham gia dự án, Hòa Bình đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Với đặc thù là dựa trên kết quả - tức là nguồn vốn sẽ được giải ngân dựa vào kết quả thực hiện, Chương trình thực sự là một thách thức đối với tỉnh ta trong bối cảnh khó khăn về huy động các nguồn lực tài chính.
(HBĐT) - Nằm trong quy hoạch vùng động lực kinh tế của tỉnh, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có hàng chục dự án đang được triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng (GPBM). Nhiều năm nay, huyện đã tập trung, thống nhất chỉ đạo thực hiện tốt GPMB, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quan tâm giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề xuất, kiến nghị của công dân liên quan tới thu hồi đất, GPMB, giải quyết những phát sinh ngay tại cơ sở, góp phần ổn định, thúc đẩy KT-XH. Các dự án trên địa bàn không gặp phải những trở ngại lớn, chưa có dự án không thực hiện đầu tư được do không đền bù, GPMB, không có đơn thư, khiếu nại, tố cáo phức tạp xảy ra, chưa phải áp dụng cưỡng chế bảo vệ thi công khi thực hiện GPMB - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Minh cho biết.
(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 09 đến 12/10/2017, huyện Đà Bắc đã bị thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Thống kê mưa lũ đã làm 06 người chết, 05 người mất tích, 09 người bị thương; sập hoàn toàn và cuốn trôi 51 nhà; sạt lở đất vào 325 nhà; 560 hộ dân sống ở vùng nguy hiểm cần di dời khẩn cấp; vùi lấp hàng trăm ha ruộng lúa, ngô, sắn, cây màu; cuốn trôi hàng trăm con gia súc, hàng ngàn con gia cầm và nhiều tài sản của nhân dân; hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, viễn thông, điện, trường học, trạm y tế, trụ sở, nhà văn hóa và các công trình công cộng khác bị sạt lở, vùi lấp, tàn phá và hư hỏng nặng nề.