(HBĐT) -Bước sang các tháng cuối năm 2018, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực thủy lợi tiếp tục được xác định là đảm bảo an toàn cho hệ thống đập và hồ chứa nước. Bởi, kết quả đánh giá sau đợt mưa lũ tháng 7/2018 cho thấy: Trong 527 công trình đã có 325 công trình (chiếm 61,67%) bị hư hỏng. Hiện trạng này đòi hỏi các địa phương phải tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình quan trọng này.


Hồ Át tại xóm Át, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) được đầu tư nâng cấp, đảm bảo an toàn và đáp ứng nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Theo số liệu của Chi cục Thủy lợi, toàn tỉnh hiện có 530 hồ chứa nước thủy lợi và thủy điện đang hoạt động (gồm 527 hồ chứa thủy lợi, 3 hồ chứa thủy điện). Về cơ bản, hệ thống này đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, do phần lớn công trình được xây dựng từ rất lâu, lại thêm sự tác động ngày càng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu kèm theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan nên mức độ xuống cấp, hư hỏng của hệ thống này đang trở nên đáng lo ngại.

Cụ thể, trong 9 tháng qua, mặc dù đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nhưng thiệt hại do thiên tai gây ra vẫn rất nặng nề, trong đó không ít công trình thủy lợi tiếp tục bị hư hỏng. Chỉ riêng đợt mưa lũ tháng 7, ước tính tổng giá trị thiệt hại lên tới gần 1.126 tỷ đồng, trong đó, thiệt hại về công trình công cộng khoảng 930 tỷ đồng, còn lại khoảng 195 tỷ đồng là thiệt hại về nhà cửa và sản xuất. Trong đợt này, các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đều trong tình trạng xả tràn, tuy chưa có những sự cố lớn nhưng nhiều hồ có hạng mục bị phá hỏng, các công trình kè, đập dâng và kênh mương cũng bị xói lở, cuốn trôi và hư hỏng khá nhiều… Thống kê sơ bộ đã có trên 720 m kè bị hư hỏng, 18 km kênh mương bị xói lở và cuốn trôi, 29 đập thủy lợi, 52 cống, 3 trạm bơm và trạm thủy luân hư hỏng, trên 24 km bờ sông sạt lở… Đánh giá sau đợt mưa lũ, số công trình hồ chứa hư hỏng ở các hạng mục đầu mối như thân đập, tràn xả lũ, cống lấy nước… đã lên tới 325 công trình, chiếm 61,67% tổng số công trình hồ chứa trên địa bàn tỉnh. Như vậy, số công trình vẫn còn hoạt động bình thường, không bị hư hỏng chỉ chiếm 38,33%.

Do số lượng công trình xuống cấp chiếm tỷ lệ lớn nên công tác quản lý an toàn đập và hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong số 325 công trình bị hư hỏng các hạng mục đầu mối, Chi cục Thủy lợi đã xác định 145 công trình cần được ưu tiên sửa chữa cấp bách để đảm bảo mức độ an toàn và kịp thời phục vụ sản xuất. Đối với các công trình này, giải pháp được ngành chức năng khuyến nghị là ưu tiên sửa chữa các hạng mục đầu mối đang xuống cấp nghiêm trọng, nâng cao khả năng chống lũ và từng bước nâng cấp hệ thống kênh mương. Ngoài ra cũng cần bố trí kinh phí để duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, không để từ hư hỏng nhỏ phát triển thành hư hỏng lớn, gây nguy hiểm đến an toàn công trình.

Được biết, trong tổng số 527 hồ chứa thủy lợi hiện nay, có 154 công trình do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý và vận hành; 373 công trình được phân cấp cho cấp huyện quản lý, trực tiếp là các hợp tác xã, tổ hợp tác và UBND các xã vận hành, khai thác. Với trách nhiệm của mình, đơn vị quản lý đã chủ động phương án đảm bảo an toàn cho công trình, chú trọng đến vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ du; thực hiện quy trình vận hành hồ chứa; chủ động sửa chữa những hư hỏng nhỏ và mới phát sinh, hàng năm có kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình… Đối với những hồ, đập đang xuống cấp nghiêm trọng và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, đơn vị quản lý đã thực hiện phương châm không tích nước hoặc hạ thấp mực nước, kết hợp giữa giải pháp phi công trình và công trình nhằm đảm bảo mức độ an toàn cao nhất. Các giải pháp này sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ngay sau đợt kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống hồ, đập sau đợt mưa lũ tháng 7/2018, Sở NN&PTNT đã báo cáo UBND tỉnh và đề xuất các giải pháp trọng tâm. Sau đó, đến giữa tháng 9/2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho hệ thống đập và hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Kế hoạch nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân cũng như các cấp chính quyền trong quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ các công trình hồ, đập trên toàn tỉnh. Trong đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo thống nhất từ cấp tỉnh đến cơ sở các nội dung liên quan đến quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; giao nhiệm vụ cụ thể để các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai; yêu cầu xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý công trình, đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong công tác quản lý. Riêng đối với việc tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của hệ thống công trình, UBND tỉnh chỉ đạo: Phải triển khai trước, trong và sau mùa mưa lũ hàng năm nhằm đảm bảo tính chủ động trong công tác quản lý an toàn đập và hồ chứa. Qua kiểm tra phải xây dựng phương án tích nước hợp lý, tuyệt đối không tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn, chủ động bố trí kinh phí để sửa chữa cấp bách các hư hỏng nặng, từ đó đảm bảo vận hành hiệu quả hệ thống công trình quan trọng này.

                                                                                            Thu Trang


Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục