(HBĐT) -Một số đoạn trên sông Thanh Hà bị chặn gây tình trạng ngập úng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của hàng trăm hộ dân ở thôn Đồi và thôn Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy). Nếu không sớm có biện pháp khắc phục, bà con lo lắng vào mùa vụ, những bông lúa chưa đến kỳ giáp hạt đã bị nhấn chìm trong biển nước khi lũ tiểu mãn đến.

Cơ sở sản xuất gạch làm đường chặn ngang lòng sông Thanh Hà là một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng ngập úng ruộng của thôn Đồi, thôn Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy).

Gần đây, tại cuộc tiếp xúc cử tri huyện Lạc Thủy với Đoàn ĐBQH tỉnh trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cử tri xã Thanh Nông đã kiến nghị về thực trạng một doanh nghiệp đắp đường chặn ngang sông Thanh Hà. Điều này đã gây tình trạng ngập úng nghiêm trọng đối với cánh đồng sản xuất của thôn Vai và thôn Đồi. Qua tìm hiểu thực tế và làm việc với UBND xã Thanh Nông, chúng tôi nhận thấy, những lo lắng của bà con là có cơ sở và mong muốn được cơ quan chức năng vào cuộc, sớm có biện pháp can thiệp là chính đáng.

Đồng chí Dương Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Nông cho biết: Cánh đồng của thôn Vai và Đồi chỉ cấy một vụ chiêm - xuân, với tổng diện tích trên 70 ha. Vụ mùa vừa qua, sản xuất của nông dân bị ảnh hưởng khi lũ tiểu mãn về gây ngập úng trên diện rộng. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số đoạn trên sông Thanh Hà thuộc địa phận xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bị chặn lại để nuôi thủy sản. Đặc biệt là việc ngăn đập Hang Thách, thuộc xã An Phú khiến nước bị ứ đọng, vào mùa mưa nước chảy ngược trở lại xã Thanh Nông. Ngoài ra, thực trạng mà cử tri phản ánh là doanh nghiệp sản xuất gạch đắp đường chặn ngang dòng sông làm cản trở dòng chảy của sông Thanh Hà cũng là một trong những nguyên nhân khiến ruộng của bà con bị ngập úng.

Thôn Vai có 266 hộ, khu ruộng sản xuất của bà con rộng 25 ha. Ông Trần Đức Huân, Bí thư chi bộ thôn Vai cho biết: Tại vị trí mà cơ sở sản xuất gạch đắp đường hiện nay, trước đây, bà con muốn đi sang khu sản xuất phải đi bằng cầu tre. Việc đắp đường như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi hơn để bà con đi sang khu ruộng sản xuất. Tuy nhiên, theo ông Huân nhận định, cống thoát nước mà doanh nghiệp lắp đặt có kích thước nhỏ nên vào những ngày lũ tiểu mãn về, nước rút chậm gây nên tình trạng ngập úng. "Khu này chỉ cần một trận mưa to kéo dài từ sáng đến chiều là ngập trắng đồng. Việc đắp đường chặn ngang dòng chảy như thế này cũng ảnh hưởng nhưng chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chính là do ngăn đập Hang Thách, ở xã An Phú nên nước bị ứ đọng, không thoát được”, ông Huân nhấn mạnh.

Ngoài những nguyên trên, ông Nguyễn Văn Bổng, Bí thư chi bộ thôn Đồi cho biết: Trước đây, lòng sông sâu nên ít bị ngập úng, còn hiện nay, lòng sông được bồi đắp nên ngày càng nông và bị thu nhỏ dòng chảy. Cùng với đó, các khu ruộng xung quanh đều được xây dựng đê kiên cố bao quanh. Vào mùa khô, khi thiếu nước, họ sẽ bơm nước từ sông vào trong đê, còn mùa mưa lại bơm nước từ trong đê đổ ra sông Thanh Hà. Do đó, nguồn nước dồn về khu sản xuất của thôn Vai, thôn Đồi, gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.

Về giải pháp lâu dài, cả ông Huân, ông Bổng và nhiều người dân nơi đây đều cho rằng: Cần đầu tư xây dựng đê kiên cố bao quanh khu ruộng sản xuất để bà con hiện thực hóa được mong muốn gieo trồng một vụ trồng lúa, một vụ nuôi thủy sản. Trước mắt, chính quyền xã, huyện cần làm việc với UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) để khơi thông dòng chảy. "Hàng năm, vào lúc tiết trời lạnh giá nhất chúng tôi đã phải gieo mạ để cấy, vì muộn hơn lúa chưa kịp chín thì lũ tiểu mãn đã về. Kinh tế của 220 hộ dân trong thôn cũng như hàng trăm hộ ở thôn Vai, thôn Đồng Danh đều trông chờ vào diện tích ruộng này. Chúng tôi rất mong sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền để bà con yên tâm sản xuất”, ông Nguyễn Văn Bổng, Bí thư chi bộ thôn Đồi bày tỏ.

                                                                                             Viết Đào



Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục