(HBĐT) - Theo Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến nay, 100% văn bản đi, đến của các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố được cập nhật lên hệ thống phần mềm; 100% cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thành phố sử dụng chữ ký số để ban hành văn bản trên môi trường mạng... Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phát triển chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực.


 

Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh tập trung đầu mối giải quyết thủ tục hành chính,tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã nhiều nhất tỉnh, thời gian qua, huyện Lạc Sơn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào phát triển chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính (CCHC) đem lại hiệu quả tích cực. Đồng chí Nguyễn Quốc Tiệp, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến. Ứng dụng CNTT vào quản lý văn bản và điều hành của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn giảm được việc luân chuyển văn bản giấy. Việc trao đổi thông tin, chỉ đạo của lãnh đạo đối với các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đảm bảo kịp thời, nhanh chóng, chính xác. Đến nay, UBND huyện đã triển khai phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đến 53 cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn với hơn 400 tài khoản. Trong đó, hơn 300 tài khoản cấp cho cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyện, hơn 100 tài khoản cấp cho UBND các xã, thị trấn.

Cùng với đó, thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc triển khai ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, UBND huyện Lạc Sơn đã triển khai áp dụng việc liên thông văn bản qua phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đến tất cả các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện. Đến cuối năm 2018, huyện hoàn thành việc kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đến tất cả UBND xã, thị trấn. Nhờ vậy, đến nay, các quy trình xử lý văn bản đến và đi đều được thực hiện trên phần mềm. Theo thống kê, trong năm 2018, toàn huyện có 4.776 văn bản các loại được luân chuyển, xử lý hoàn thành thông qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản; 10.317 văn bản đi được cấp số điện tử và chuyển đi các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, liên thông với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành trên môi trường mạng.

Cũng như Lạc Sơn, thời gian qua, UBND huyện Lạc Thuỷ đã ứng dụng rộng rãi hệ thống CNTT, áp dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành làm giảm giấy tờ hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc. Việc triển khai phần mềm một cửa điện tử cho các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn đã công khai, minh bạch hóa thủ tục hành chính (TTHC), giám sát đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết hồ sơ, hạn chế phiền hà, tiêu cực. Quý I/2019, UBND huyện tiếp nhận 221 hồ sơ, TTHC, đã giải quyết xong 190 hồ sơ; UBND các xã, thị trấn tiếp nhận 189 hồ sơ, đã giải quyết xong 185 hồ sơ. Đáng nói, việc giải quyết hồ sơ, TTHC chủ yếu được xử lý trên môi trường mạng.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, đồng chí Nguyễn Minh Thanh, Phó trưởng Phòng CNTT (Sở TT&TT) cho biết: Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc ứng dụng CNTT trong xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, đến nay, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành, góp phần phát triển chính quyền điện tử và CCHC đạt hiệu quả cao. Theo đó, tính đến tháng 3/2019, 80% thông tin, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện được đưa lên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các đơn vị; 90% văn bản nội bộ của các cơ quan, đơn vị được trao đổi dưới dạng điện tử, không sử dụng văn bản giấy; 90% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan Nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử song song với văn bản giấy; 40% văn bản, tài liệu chính thức của các cơ quan Nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử, không sử dụng văn bản giấy. Hiện nay, phần mềm quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã được kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia để gửi, nhận văn bản từ Trung ương tới cấp xã.

"Việc này góp phần hiện đại hoá nền hành chính của tỉnh, tạo điều kiện quan trọng để cải thiện các chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - TT (ICT index), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh đạt kết quả cao. Hơn nữa, góp phần thay đổi phong cách làm việc của lãnh đạo, cán bộ, công chức, doanh nghiệp, bảo đảm khoa học, nhanh chóng, chính xác, văn minh, hiện đại, nâng cao hiệu quả công việc” - đồng chí Nguyễn Minh Thanh nhấn mạnh.

 

Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Đề phòng giông lốc, mưa lớn, thiên tai bất thường

(HBĐT) - Diễn biến thời tiết đang có biểu hiện thất thường, nắng nóng, khô hạn đã xuất hiện ở các tỉnh phía Nam, giông lốc, mưa đá xuất hiện một số tỉnh miền núi phía Bắc. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh yêu cầu thành viên BCH PCTT&TKCN các cấp, các địa phương nêu cao tinh thần cảnh giác triển khai các phương án PCTT&TKCN theo phương châm "4 tại chỗ”, hạn chế thiệt hại do thiên tai sớm gây ra, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.

Tiết kiệm năng lượng - bảo vệ Trái đất

HBĐT) -Đó là chủ đề của Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2019 đang được Công ty Điện lực Hòa Bình phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức triển khai nhằm tăng cường tuyên truyền đến người dân, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thay đổi hành vi sử dụng điện tiết kiệm. Giờ Trái đất năm nay sẽ diễn ra trong vòng 1 giờ, từ 20h30' - 21h30' thứ bảy, ngày 30/3. 

Cảnh báo mưa dông, lốc, sét, mưa đá ở vùng núi phía bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của rãnh gió tây dịch chuyển sang phía đông, từ chiều tối nay (27-3), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc và vùng núi Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông. Trong cơn dông khả năng cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ứng phó thiên tai dựa vào hệ thống điều phối và quản lý khẩn cấp

Ngày 26-3, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ (USFS) phối hợp Tổng cục Phòng chống thiên tai Việt Nam tổ chức hội thảo "Ứng phó thiên tai dựa vào hệ thống điều phối và quản lý khẩn cấp”.

Bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước bền vững

Nhân loại hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước (TNN), những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, sử dụng bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.700 công trình thủy lợi. Trong đó, có 53 trạm bơm, đảm bảo tưới cho trên 1.400 ha; 527 hồ chứa, 643 bai, đập kiên cố, đảm bảo tưới cho trên 27.870 ha; khoảng 490 công trình tạm (các bai, đập đắp đất hoặc bằng rọ thép) với tổng diện tích tưới khoảng 7.157 ha; hệ thống kênh, mương tưới có tổng chiều dài khoảng 3.076 km. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, hệ thống công trình thủy lợi hiện có khả năng đảm bảo nước tưới chủ động cho trên 35.000 ha cây trồng/vụ, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về nước tưới của sản xuất vụ xuân năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục