(HBĐT) - Gần đây, hoạt chất Glyphosate gây ung thư đã khiến toàn thế giới xôn xao khi lần thứ 2, tòa án Mỹ đưa ra phán quyết là thủ phạm gây ung thư cho 1 người làm vườn ở Mỹ sau quá trình dài sử dụng 1 loại thuốc diệt cỏ do Tập đoàn Monsanto sản xuất. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, tỉnh ta đang đứng trước những áp lực từ việc sử dụng thuốc diệt cỏ. Đó là vấn đề lạm dụng thuốc diệt cỏ, sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, sử dụng sai mục đích... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.


Dùng cỏ giữ độ ẩm cho đất, canh tác bằng phương pháp hữu cơ là cách loại trừ, không sử dụng thuốc diệt cỏ ở nông trại Linh Dũng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi). 

Từ thực trạng sử dụng thuốc diệt cỏ

 Với khoảng 80% dân số làm nông nghiệp, việc sử dụng thuốc BVTV nói chung, thuốc diệt cỏ nói riêng trong canh tác trồng trọt tại các vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh đã và đang khá phổ biến. Riêng với thuốc diệt cỏ có chưa hoạt chất Glyphosate gây ung thư thường sử dụng trong canh tác cây trồng cạn.
Theo thống kê của ngành NN&PTNT, mỗi năm, nông dân trong tỉnh sử dụng khoảng 800 tấn thuốc BVTV. Tổng lượng thuốc diệt cỏ sử dụng dao động từ 370 - 400 tấn, trong đó có khoảng 40% tổng lượng thuộc nhóm Glyphosate (tương đương 150 - 170 tấn). Đáng chú ý trong khoảng 2 năm trở lại đây, lượng thuốc nhóm Glyphosate dùng chủ yếu đối với canh tác cây ngô. Do thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô giảm nên lượng sử dụng thuốc diệt cỏ cực độc hại này cũng có xu hướng giảm so với những năm trước.
Có một thực tế là mặc dù những tác hại, hậu quả của thuốc diệt cỏ đối với sức khỏe con người, môi trường sống đã thấy rõ nhưng nhiều nông dân vẫn sử dụng, thậm chí còn lạm dụng, dùng thuốc tràn lan bởi chi phí thuốc rẻ, giảm bớt khâu làm cỏ là khâu tốn nhiều công lao động. 

Đến những giải pháp giảm áp lực sử dụng thuốc diệt cỏ

Một số địa phương của huyện Tân Lạc, Đà Bắc đã bước đầu vào cuộc, tạo chuyển biến hành vi canh tác gắn với bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường bằng việc nói không với thuốc diệt cỏ. Điển hình là các xã vùng cao Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông (Tân Lạc), Đồng Chum (Đà Bắc) từ 3 năm nay đã không sử dụng bất cứ loại thuốc diệt cỏ nào. Để quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc diệt cỏ, các địa bàn dân cư đã đưa vào hương ước, quy ước của xóm, bản, đồng thời ra mức xử phạt từ 200 - 500 nghìn đồng/bình thuốc trừ cỏ nếu phát hiện ai sử dụng.

Những mô hình "Nói không với thuốc diệt cỏ" kể trên theo quan điểm của Chi cục trưởng Chi cục TT& BTVT Nguyễn Hồng Yến thì tới đây cần có những cuộc hội thảo đánh giá và nhân rộng. Trong đó, cần tìm hiểu và làm rõ một số vấn đề như việc không dùng thuốc diệt cỏ sẽ có những tác động cụ thể gì, có ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác của người dân hay không?

Không chỉ với cây ngô mà ở thời điểm trước, nhiều vùng cây ăn quả có múi cũng đã sử dụng khá phổ biến thuốc diệt cỏ thay vì cắt cỏ. Tuy nhiên, gần đây, trước báo động về tình trạng thiếu nguồn nước, thấy tác dụng của thảm cỏ giữ độ ẩm, người trồng cây ăn quả có múi đã hạn chế rất nhiều việc sử dụng thuốc diệt cỏ. Bên cạnh đó, những diện tích được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) tăng lên cũng thể hiện sự đồng thuận cao của các hộ, nhóm hộ sản xuất khi tự đưa ra những quy định nội bộ không sử dụng thuốc diệt cỏ nhằm nâng cao uy tín, chất lượng an toàn thực phẩm.

Mặt khác, phương pháp canh tác nông nghiệp hữu cơ, hệ thống nhà màng, nhà lưới đang được khuyến khích và nhân rộng đã có những tác động giảm sử dụng thuốc diệt cỏ. Thêm vào đó, người dân đang có nhiều cơ hội tiếp cận các loại máy móc cơ giới như máy xới đất, cắt cỏ... giúp quản lý tốt nguy cơ cỏ dại, giảm áp lực dùng thuốc diệt cỏ trong canh tác. Cũng theo đồng chí Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV, Đề án "Phát triển nông nghiệp hữu cơ" được UBND tỉnh xây dựng, dự kiến thông qua vào cuối năm nay cũng sẽ là một trong nhóm giải pháp giảm tổng lượng thuốc diệt cỏ trong canh tác nông nghiệp của tỉnh.    

                             
Bùi Minh


Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục