Ngày 15-8, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), đoàn công tác Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai, do ông Đặng Quang Minh, quyền Vụ trưởng Quản lý thiên tai cộng đồng, Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Lâm Đồng và kiểm tra thực tế công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra tại địa phương.


Lũ lụt gây thiệt hại lớn tại Lâm Đồng.

Từ đầu năm 2019 đến nay, tại địa bàn Lâm Đồng xảy ra 37 đợt mưa lớn, mưa đá, lũ quét, lốc xoáy và năm vụ sạt lở đất, làm một người chết, năm người bị thương; hơn 3.400 căn nhà bị hư hỏng; khoảng 5.350ha lúa, hoa màu và cây lâu năm bị thiệt hại, ngập úng; hơn 5.000 gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; 132ha nuôi cá bị ngập, hơn 310 tấn cá tầm bị cuốn trôi; nhiều công trình thủy lợi, trụ sở cơ quan, trường học, đường giao thông bị hư hỏng. Tổng thiệt hại gần 280 tỷ đồng. Trong đó, đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 6 đến ngày 9-8 vừa qua, gây thiệt hại khoảng 210 tỷ đồng.

Khi xảy ra các đợt lũ quét, mưa lớn gây ngập lụt, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các địa phương, cơ quan thường trực PCTT-TKCN kịp thời đến các khu vực bị ảnh hưởng, chỉ đạo các biện pháp phòng chống khẩn cấp. Sau khi lũ quét, lốc xoáy đi qua, tiếp tục huy động lực lượng hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Phát biểu tại buổi làm việc, quyền Vụ trưởng Quản lý thiên tai cộng đồng, Đặng Quang Minh cho rằng, Lâm Đồng cần tiếp tục tăng cường công tác dự báo, vận động doanh nghiệp, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng địa hình, từng thời điểm khí hậu, thời tiết, nhằm hạn chế rủi ro khi xảy ra thiên tai. Đối với những vùng đã xảy ra thiệt hại lớn, cần bổ sung vào bản đồ rủi ro thiên tai để cảnh báo, khuyến cáo các biện pháp trồng trọt, chăn nuôi thích ứng và chủ động các phương án ứng phó, phòng chống đạt hiệu quả cao nhất.

Trước tình hình thiệt hại do lũ lụt gây ra từ ngày 6 đến ngày 9-8 trên địa bàn, tỉnh Lâm Đồng đề nghị T.Ư hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng để sớm khắc phục hậu quả; và hơn 453 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa 24 hồ, đập bị hư hỏng, xuống cấp, nguy cơ mất an toàn.

Các kiến nghị, đề xuất của địa phương, đoàn công tác ghi nhận và sẽ lập kế hoạch kinh phí hỗ trợ chung trong cả nước để trình cơ quan thẩm quyền T.Ư quyết định trong thời gian sớm nhất.

Sau buổi làm việc, đoàn công tác Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai đã tiến hành kiểm tra thực tế các khu vực bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Đoàn công tác T.Ư kiểm tra thực tế khu vực bị thiệt hại nặng đợt lũ vừa qua tại huyện Lạc Dương.

Theo Nhandan.com.vn


Các tin khác


Phòng trừ dịch bệnh vàng lá trên cây cam

(HBĐT) - Chúng tôi tìm đến vườn cam của hộ anh Nguyễn Xuân Trường ở xã Thu Phong (Cao Phong) - nông dân có thâm niên trồng cam trên địa bàn. Anh Trường cho biết: Nhà tôi có hơn 200 gốc cam năm thứ 6. Từ đầu năm, tôi thấy có hiện tượng vàng lá, rồi thời tiết thất thường. Biết là cây có nguy cơ bị bệnh nên tôi đã sử dụng nhiều thuốc để chữa. Với cam Canh, cam V2, cam Malaixia cơ bản chữa được. Riêng giống cam lòng vàng rất khó chữa do nhiễm vi rút. Đến nay, hơn 40 gốc cam lòng vàng đã bị hỏng do bệnh vàng lá gân xanh. Vụ cam năm ngoái, hơn 40 cây này cho năng suất khoảng hơn 1 tấn. Năm nay chắc chỉ được vài tạ. Mặt khác, quả còn bị "lệch tim” nên đến vụ rất khó bán. Anh Trường cho biết thêm: Hiện nay, không chỉ nhà tôi mà hầu hết các hộ trồng cam đều bị bệnh vàng lá, thối rễ. Tùy từng điều kiện chăm sóc, chọn giống… mà tỷ lệ cây bị bệnh khác nhau. Có hộ cây bị bệnh chiếm đến 70% số lượng cây.

Nhiều khó khăn xung quanh cung đường 438B dang dở

(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 438B đi qua 4 xã: Khoan Dụ, Liên Hòa, An Lạc, An Bình (Lạc Thủy) được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 31/12/2015, với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh từ năm 2016. Công trình được thi công từ tháng 11/2016 với thời gian thực hiện hợp đồng 42 tháng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2017, giá trị hoàn thành mới đạt 11,5/167,4 tỷ đồng, đạt 6,9%. Hai năm trở lại đây, dự án tạm thi công để lại sự ngổn ngang trên toàn tuyến trải dài 24,2 km, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho người dân trong sinh hoạt và đi lại hàng ngày.

Xã Vầy Nưa phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”

(HBĐT) - Vầy Nưa là xã vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc, nhân dân chủ yếu sinh sống dọc theo bờ sông Đà. Địa hình các xóm phần lớn là đồi, núi đá, độ dốc cao nên khi có mưa bão thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở, đá lăn. Vào mùa khô thường có nắng hạn kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hàng năm, UBND xã chỉ đạo các thôn, xóm chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó với các tình huống, từ đó hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Miền bắc nắng nóng gay gắt hết ngày mai

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây kết hợp với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C. Đợt nắng nóng này khả năng kéo dài đến ngày mai ở Bắc Bộ; ở Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài nhiều ngày tới.

Diễn tập tổ chức ứng phó với thiên tai, thảm họa tại xã Yên Bồng

(HBĐT) - Ngày 13/8, Hội CTĐ tỉnh phối hợp tổ chức diễn tập ứng phó với thiên tai, thảm họa tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy). Đây là hoạt động nằm trong dự án "Nâng cao năng lực của các cấp Hội CTĐ trong quản lý rủi ro thiên tai, sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe trong tình huống khẩn cấp” tại 3 xã Yên Bồng, Khoan Dụ, Đồng Tâm do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

DxOMark vinh danh Galaxy Note 10+ 5G là smartphone chụp ảnh đẹp nhất

Các chuyên gia tại DxMark đã có bài đánh giá máy ảnh trên mẫu smartphone mới nhất Galaxy Note 10+ 5G của Samsung, và tuyên bố đây là chiếc smartphone chụp ảnh đẹp nhất hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục