(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là dự án trọng điểm, thuộc nhóm A của Bộ NN&PTNT và của tỉnh với tổng mức đầu tư lên tới trên 3.000 tỷ đồng, được coi là dự án di dân "lịch sử” của huyện Lạc Sơn và của tỉnh. Diện tích giải phóng mặt bằng (GPMB) của công trình lên tới khoảng 1.300 ha, với 650 hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời. Nhận thức tính chất và tầm quan trọng của dự án, huyện Lạc Sơn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt triển khai công tác GPMB. Đến nay đã cơ bản bản giao mặt bằng cho chủ đầu tư để tổ chức thi công công trình đầu mối theo kế hoạch.


Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là dự lớn, sức ép về tiến độ rất căng thẳng, trong khi đó, khối lượng công việc GPMB, hỗ trợ tái định cư (TĐC) lớn. Dự án có tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng, xây dựng hồ chứa điều tiết để cấp nước tưới cho khoảng 6.400 ha đất canh tác của 17 xã thuộc huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và một số địa phương khác. Dự án có 2 hợp phần, trong đó, hợp phần xây dựng công trình do Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 1 - Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. UBND tỉnh giao UBND huyện Lạc Sơn là chủ đầu tư hợp phần bồi thường hỗ trợ và TĐC. Dự án được triển khai từ năm 2017 đến năm 2022.

Đây là dự án "lịch sử” phải GPMB ở huyện Lạc Sơn. Tổng diện tích giải phóng mặt bằng dự án khoảng 1.238 ha, gồm: đất cho công trình 728,5 ha, đất phục vụ tái định cứ 510 ha. Tổng số hộ phải di chuyển là 652 hộ, TĐC cho 630 hộ thuộc các xã: Yên Phú, Bình Hẻm, Văn Nghĩa (Lạc Sơn)… Các hạng mục chính như xây dựng đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ khác nằm trên địa phận xã Yên Phú (Lạc Sơn). Xã có 200/khoảng 1.500 hộ dân bị ảnh hưởng phải GPMB, bố trí TĐC, tập trung ở 2 xóm Đá và Nhụn. Bí thư Đảng ủy xã Yên Phú Quách Công Vinh cho biết: Người dân đã sinh sống từ nhiều đời nay, quanh năm cấy trồng, cuộc sống dù còn khó khăn nhưng cũng đã ổn định. Khi Nhà nước có chủ trương triển khai công trình, bà con có nhiều tâm tư, phải di chuyển nhà cửa, tài sản, hoa màu, mồ mả ông cha… Nhiều gia đình không còn ruộng cấy, đất rừng, nhà cửa. Trong khi đó, công trình chỉ tưới nước phục vụ khu vực dưới, người dân trong xã không được hưởng lợi nhiều. Vì vậy, ban đầu, bà con không muốn làm công trình thủy lợi trên địa bàn. Trước đây, Nhà nước chủ trương cho người dân tự TĐC, bà con rất băn khoăn vì phải bỏ tiền đi thuê nhà ở tạm, không chỉ bất tiện khi sinh hoạt chung mà còn phải thờ cúng tổ tiên, nhà nào cũng có trâu, bò, lợn, gà nữa… Suốt 2 tháng đầu năm 2019, tình hình an ninh nông thôn trên địa bàn căng thẳng, bà con không muốn di dời. Bà con không hợp tác đối thoại, không cho vào vườn, không cho khoan đào, kiểm đếm tài sản, hoa màu để GPMB.


Huyện Lạc Sơn chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án khu tái định cư xóm Đá Mới, xã Yên Phú để đón người dân đến sinh sống.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Ban Thường vụ Huyện ủy Lạc Sơn quyết định thành lập Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ TĐC dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo nhiệm vụ chuyên môn. UBND huyện kiện toàn Ban điều hành dự án hợp phần bồi thường hỗ trợ TĐC dự án, phân công đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, cơ cấu Trưởng phòng TN&MT, Trưởng ban quản lý đầu tư xây dựng huyện làm Phó trưởng ban, cùng 6 thành viên điều hành dự án.

Huyện Lạc Sơn đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt chỉ đạo công tác GPMB. Suốt nhiều thắng ròng rã, các thành viên trong Hội đồng GPMB huyện bám cơ sở, ăn nằm địa bàn, tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, ủng hộ triển khai dự án. Các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở vận động hội viên, đoàn viên; cán bộ, đảng viên trong xã vận động gia đình, người thân. Người già, người có uy tín được huy động tham gia vận động người dân ủng hộ chủ trương, chính sách của Nhà nước. Phó Chủ tịch UBND huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương đến từng gia đình nắm bắt tâm tư, chia sẻ sự hy sinh của bà con phải di dời cho việc xây dựng công trình quan trọng của Nhà nước, tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ triển khai dự án. Theo đó, người dân dân đồng thuận, ủng hộ và tạo điều kiện cho Nhà nước thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ TĐC. Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, nhà thầu, các ban, ngành, đoàn thể xã, xóm huy động máy móc, nhân lực hỗ trợ người dân di chuyển tài sản, hoa màu, san ủi mặt bằng xây dựng các phần mộ…

Ngày 7/6, huyện đã giải phóng và bàn giao mặt bằng để xây dựng điểm TĐC xóm Đá Mới, tại khu Đồng Xe. Ngày 26/6, huyện tổ chức đối thoại với nhân dân xóm Đá, xã Yên Phú, tiếp tục giải tỏa những khó khăn, vướng mắc và được người dân đồng thuận hưởng ứng chủ trương GPMB. Ngày 29/6, người dân đã tổ chức di dời tài sản, hoa màu, phần mộ để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư tổ chức thi công. Đến giữa tháng 8/2019, huyện giải phóng và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư phần vai phải đập với diện tích 63,17 ha, tổ chức di chuyển 268 ngôi mộ đến các khu vực nghĩa trang mới. Hiện, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ TĐC huyện đang thực hiện các thủ tục kiểm đếm tài sản trên đất phần vai trái đập để bàn giao cho chủ đầu tư tổ chức thi công.

Bí thư Đảng ủy xã Yên Phú Quách Công Vinh chia sẻ: Người dân đã đồng thuận, công tác GPMB đã cơ bản thuận lợi. Xóm Đá cơ bản hoàn thành GPMB, xóm Nhụn chắc sẽ thuận lợi vì toàn bộ diện tích nằm trong khu vực lòng hồ. Bà con cũng đã thấy khu TĐC đẹp và đồng bộ, tốt hơn nơi ở cũ. Nhưng vẫn còn băn khoăn về giá cả có đủ tiền mua suất ở trong khu TĐC. Nhiều hộ bị mất hết hết diện tích lúa, đất lâm nghiệp, cuộc sống rất khó khăn. Nhà nước cần xem xét, tính toán phương án hỗ trợ, phát triển sản xuất, bảo đảm ổn định cuộc sống lâu dài cho bà con.

Theo Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn Bùi Văn Hành, người dân đã bước đầu đồng thuận với chủ trương dự án, kết quả GPMB mới chỉ là bước đầu, khối lượng công việc còn rất nhiều. Huyện Lạc Sơn đang phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành hữu quan và chủ đầu tư, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện công khai minh bạch trong chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước. Huy động cả hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận hưởng ứng chủ trương của Nhà nước, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo kế hoạch dự án. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng các khu TĐC bảo đảm chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ, thực hiện các giải pháp căn cơ phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân bị ảnh hưởng của dự án.


Lê Chung


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục