(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật nêu một vài dẫn chứng cho thấy những thành tựu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh, cụ thể về trồng trọt: So với năm 1992, năng suất lúa bình quân của tỉnh hiện tăng gấp gần 3 lần (từ 19,2 tạ/ha lên 54 tạ/ha). Năm 1997, cả tỉnh có 270 ha cây có múi, đến năm 2019 đạt trên 10.500 ha, năng suất từ 10 - 12 tấn/ha tăng lên 24 tấn/ha (đứng nhất, nhì toàn quốc). Từ chỗ lương thực làm ra không đủ ăn, nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng cây ăn quả có tiếng trên thị trường...



Nông dân xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) sử dụng máy đập lúa liên hoàn sau thu hoạch giúp tiết kiệm sức lao động, giảm hao hụt sản lượng lúa.

TP Hòa Bình và huyện Yên Thủy là những địa phương đầu tiên đưa máy gặt đập liên hợp vào quá trình thu hoạch lúa của tỉnh. Đó là thời điểm năm 2017, trên những cánh đồng lúa trĩu bông xã Ngọc Lương, Yên Trị (Yên Thủy), Dân Chủ, Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) đã xuất hiện hình ảnh máy gặt, đập liên hợp đầu tiên khiến không khí mùa gặt trở nên rộn ràng nhờ cơ giới hóa. Thay vì gặt, đập lúa bằng tay mất nhiều thời gian, công sức, việc ứng dụng máy móc trợ giúp đắc lực cho bà con, thời gian, công sức bỏ ra giảm thiểu hàng chục lần. Mặt khác giúp nhà nông chủ động trong thu hoạch lúa sớm và nhanh, tránh bị ảnh hưởng của thời tiết gây thiệt hại. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có khoảng 30 chiếc máy gặt đập liên hợp trợ giúp khâu thu hoạch lúa, tập trung chủ yếu ở các vùng sản xuất Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, TP Hòa Bình. Dự báo sẽ còn tăng mạnh về số lượng trong một vài năm tới khi các HTX đang ngày càng chú trọng hơn đến hiệu quả ứng dụng KHKT.

Ngoài khâu thu hoạch, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật ở nhiều khâu sản xuất khác cũng được bà con nông dân trong tỉnh tích cực hưởng ứng, nhất là ứng dụng về giống, thủy lợi, canh tác, phòng trừ sâu bệnh. Nhiều xã như: Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), Tân Vinh (Lương Sơn), Yên Mông (TP Hòa Bình)... có tới trên 90% hộ làm nông nghiệp có trang bị máy cày, máy bừa phục vụ sản xuất. Tại nhiều vùng trồng cây ăn quả có múi, vùng trồng nhãn, ổi và một số cây ăn quả khác như: Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn... nông dân đã thành thạo trong chăm sóc, bón phân, xử lý ra hoa, đậu quả, rải vụ. Nông dân các vùng trồng bí xanh, rau đậu các loại trong tỉnh cũng thuần thục trong ứng dụng kỹ thuật này.

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, so với các tỉnh miền núi phía Bắc, trình độ kỹ thuật, khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh ở mức độ khá cao. Đặc biệt, ở một số địa phương đã xuất hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao, điển hình là mô hình trồng dưa trong hệ thống nhà kính của Công ty TNHH MTV Hòa Bình GAP tại thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy). Nông dân thị trấn Cao Phong, các xã Tây Phong, Bắc Phong (Cao Phong) áp dụng công nghệ tưới Isarel trong chăm sóc diện tích cây ăn quả có múi... Tuy nhiên, có một thực tế là trong ứng dụng KHKT, cơ giới hóa chuyển biến mạnh ở khâu làm đất còn khâu thu hoạch chưa nhiều. Nhất là đối với vấn đề xử lý sau thu hoạch do máy móc sơ chế, bảo quản ít dẫn đến tỷ lệ hao hụt về sản lượng còn lớn, sản phẩm không giữ được lâu.

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến nhấn mạnh: Việc tích cực ứng dụng KHKT không chỉ cải thiện rõ rệt về năng suất, chất lượng mà uy tín sản phẩm được nâng lên. Từ đó, giá trị nông sản, thu nhập của nông dân được tăng mạnh. Đáng chú ý, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, cụ thể hỗ trợ các HTX, hộ nông dân đầu tư cho lĩnh vực cơ giới hóa, bảo quản, chế biến nông sản và xúc tiến thương mại... Đây là cơ hội để các HTX, nông dân có thể tranh thủ nắm bắt để tích cực hơn trong thực hiện giải pháp đưa KHKT vào sản xuất, đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa sản xuất, gia tăng giá trị nông sản hàng hóa và đảm bảo thu nhập cao từ trồng trọt.


Bùi Minh


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục