Sau gần hai tuần tụ tập thương lượng chán chê ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, Hội nghị khí hậu COP25 bị xem là một thất bại bởi không ghi nhận được đột phá nào đáng kể trong việc giảm mức tăng nhiệt độ toàn cầu.


Phản đối kết quả tệ hại của Hội nghị COP25, độ một chục thành viên phong trào Extinction Rebellion cho kéo một xe tải phân ngựa đến đổ gần trung tâm hội nghị ở thủ đô Madrid ngày 14-12. Họ giương biểu ngữ yêu cầu "Chúng tôi muốn được sống” và "Còn bao nhiêu người phải chết nữa?” - Ảnh: REUTERS

"Đã đến lúc hành động". Đó là câu khẩu hiệu mang tính khẩn thiết của Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP25). Ngắn gọn nhưng mang tính yêu cầu cao về chuyện không còn thời gian cho chuyện bàn lùi.

Thế nhưng sau gần 2 tuần gặp mặt thương thảo, vẫn chưa có hành động cụ thể nào được thống nhất mang tính trấn an cho tương lai nhân loại. 

Trước cứ tưởng đây là Hội nghị COP của tham vọng, nhưng chúng tôi chẳng được thấy tham vọng đó ở đây".

Carlos Fuller (trưởng đại diện đàm phán của nhóm 44 quốc gia đảo chịu ảnh hưởng nước biển dâng)

Hội nghị lẽ ra phải kết thúc vào ngày 14-12 (dù đã kéo thêm một ngày) nhưng các nhà đàm phán và các nhà ngoại giao phải làm việc xuyên đêm sang rạng sáng 15-12 với mong muốn có được kết quả khả dĩ nào đó cho một hội nghị đang được cả thế giới trông chờ.

Tiếp tục "đá bóng" trách nhiệm

Mục tiêu lớn nhất của COP25 có thể nói là soạn thảo đường đi, một thứ "ván phóng" chuẩn bị cho COP26, sẽ được tổ chức tại Glasgow (Scotland) vào tháng 11-2020. Vào thời điểm đó, theo như kế hoạch có trong Thỏa thuận khí hậu Paris đã thống nhất hồi COP21, các quốc gia sẽ ngồi lại tái đánh giá các mục tiêu của mình. 

Những cam kết hồi COP21 chỉ là tìm cách giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu thêm 3,2°C từ nay cho đến cuối thế kỷ. Trong khi các nhà khoa học cho rằng phải hạn chế mức tăng chỉ 2°C, thậm chí là 1,5°C thì mới hiệu quả.

Thế nhưng kết quả của COP25 lại vẫn chỉ là những cam kết, thậm chí chỉ có 80 quốc gia nhỏ (chiếm 10,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính) hứa sẽ nâng thêm mức cam kết của mình. Những ông lớn xả thải như Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Úc, Nhật, Canada... gần như không đưa ra tuyên bố đáng kể nào. 

Ngay như Ấn Độ và Trung Quốc còn kèo nài kiểu không đưa ra cam kết nỗ lực mới đến khi nào các quốc gia phát triển chịu hứa làm nhiều hơn và tôn trọng cam kết trợ giúp tài chính cho các nước đang phát triển.

Những kỳ kèo "đá bóng" trách nhiệm như thế khiến nhiều quốc gia tham dự hội nghị - đặc biệt là các nước nhỏ, các đảo quốc đang bị đe dọa nặng nề vì biến đổi khí hậu - cảm thấy thất vọng toàn tập. 

Từ sáng 14-12, họ đã nhận thấy không có gì đáng kể trong các văn bản đặt lên bàn của Chile - quốc gia chủ tịch COP25. Bà Tina Stege - đại diện quần đảo Marshall - tuyên bố: "Tôi cần trở về nhà, nhìn thẳng vào mắt con cái và nói rằng chúng ta đã có một kết quả đảm bảo tương lai cho chúng".

Điểm sáng châu Âu

Có lẽ điểm sáng duy nhất của COP25 là thỏa thuận xanh "Green Deal" của Liên minh châu Âu (EU) cho phép khối này thực hiện mục tiêu triệt tiêu khí thải cacbon vào năm 2050.

Quyết định của EU nêu rõ một thành viên của khối (Ba Lan) ở thời điểm hiện tại chưa thể tham gia mục tiêu trên và EU sẽ thảo luận lại vấn đề này trong tháng 6-2020. Ngoài ra, thỏa thuận của các nhà lãnh đạo EU có nội dung cho phép một số quốc gia thành viên quyết định đưa năng lượng hạt nhân vào danh mục các nguồn năng lượng cần thiết. 

Đây là một tín hiệu phần nào xoa dịu CH Czech vì nước này luôn muốn thỏa thuận phải quy định rõ năng lượng nguyên tử là một nguồn năng lượng được chấp nhận.

Lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU (không bao gồm Anh) đã thông qua các kết luận trên sau một phiên tranh luận căng thẳng. Việc các bên cuối cùng tiến tới thỏa thuận cho thấy quyết tâm thực hiện vai trò đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu mà tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen từng đề cập khi nhậm chức.

Trong khi đó nước Anh, chắc chắn sẽ rời EU thời gian tới, cam kết sẽ làm hết sức trong vấn đề khí hậu. Bà Claire O'Neill, trưởng đại diện phái đoàn Anh tại COP25, khẳng định khí hậu sẽ là "ưu tiên số 1 của chúng tôi trong vấn đề quốc tế vào năm tới".

Theo Báo Tuổi Trẻ

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục