Chỉ còn gần một tháng nữa đến Tết Nguyên đán 2020 nên thị trường hàng thực phẩm phục vụ Tết càng trở nhộn nhịp. Nhiều người lo ngại thực phẩm bẩn đội lốt hàng đảm bảo nhan nhản thị trường. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 10.2019, lực lượng Quản lý thị trường đã đồng loạt ra quân, ngăn chặn nhiều mối nguy thực phẩm bẩn, kém chất lượng tuồn vào tiêu thụ trong thị trường.

Quản lý thị trường tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm 

Sáng ngày 30.12, Đội Quản lý thị trường số 11 thuộc Cục Quẩn lý thị trường Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội kiểm tra 2 xe container chở hàng thực phẩm đông lạnh nhập lậu tại khu vực sân siêu thị MM Mega Market, đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.


Lực lượng Quản lý thị trường bắt giữ xe chở thực phẩm không rõ nguồn gốc sáng nay 30.12.2019. Ảnh: QLTT

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nhiều thùng xốp chứa hàng tấn lưỡi vịt, trứng non và nầm lợn đông lạnh có tem nhãn Trung Quốc. Tài xế không xuất trình được hóa đơn chứng từ của lô hàng từ hai xe container chứa hàng tấn thực phẩm đông lạnh gồm lưỡi vịt, trứng non, nầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, sáng 29.12, Đội Quản lý thị trường số 15 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Công an quận Hoàng Mai phát hiện và thu giữ hơn 1 tấn hàng không rõ nguồn gốc, tại một điểm tập kết trên phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. 

Tiến hành kiểm tra cụ thể, lực lượng chức năng đã thu giữ 440kg là thịt ngỗng xông khói cấp đông và hơn 600kg bánh kẹo có nhãn Trung Quốc. Giá trị tổng lô hàng khoảng 50 triệu đồng.

Được biết, số hàng hóa này được chủ hàng thu gom từ các tỉnh biên giới về tập kết tại Hà Nội để phân phối bán lẻ ra các cơ sở kinh doanh, hàng ăn. Vào thời điểm phát hiện, và kiểm tra, chủ lô hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Ghi nhận của Lao Động, hiện các siêu thị, cửa hàng, ki-ốt kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã trưng bày những kệ hàng Tết rực rỡ sắc màu, thu hút người tiêu dùng. Năm nay, hàng hóa Tết được bày bán phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Lượng hàng hóa dồi dào, nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh kéo theo hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp. Chính vì thế, tại các địa phương, lực lượng Quản lý thị trường cũng đồng loạt ra quân xử lý vấn đề ân toàn thực phẩm. 

 Ngày 27.12, tại đường cao tốc Bắc Giang - Hà Nội thuộc địa phận huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Đoàn kiểm tra liên ngành cơ động phòng chống dịch động vật tỉnh Bắc Giang phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 3, số 9 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra xe ôtô BKS 89C-172.44 do ông Phan Văn Hải là lái xe kiêm chủ sở hữu số hàng hóa trên xe; địa chỉ tại xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Qua quá trình kiểm tra hàng hóa trên xe ôtô, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe vận chuyển 1.100 kg sản phẩm động vật gồm chân giò, nầm lợn, xương lợn có dấu hiệu nhập lậu. Ông Phan Văn Hải trình bày với Đoàn kiểm tra, toàn bộ số hàng hóa được thu mua tại tỉnh Lạng Sơn để đem về thành phố Hà Nội bán, đồng thời không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến số hàng hóa trên.

Đoàn kiểm tra đã đề nghị lập Biên bản vi phạm hành chính và bàn giao cho Đội Quản lý thị trường số 9 xử phạt vi phạm hành chính ông Phan Văn Hải về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu với số tiền 8 triệu đồng; đồng thời buộc tiêu hủy 1.100 kg sản phẩm động vật nêu trên với trị giá khoảng 19 triệu đồng.

Ngày 25.12, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành tiêu hủy hơn 20 tấn hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm của năm 2019. Đây là số lượng hàng giả, nhập lậu, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ... do lực lượng Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế phát hiện, tịch thu tại địa bàn cố định và trên khâu lưu thông trong năm 2019.


Tiêu hủy hàng hóa mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày 16.12, Quản lý thị trường số 24 -  Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất mứt Tết Khang Mai tại số 19 xóm Hưng Vượng, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội. Qua kiểm tra cơ sở này, lực lượng tiếp tục phát hiện hàng loạt sai phạm.

Cao điểm kiểm soát dịp Tết

Để kiểm soát thị trường thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, Tổng cục Quản lý thị trường đã và đang triển khai đợt cao điểm về kiểm tra, kiểm soát bài trừ thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo lực lượng tập trung ngăn chặn, giải quyết tốt vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm. Liên tục trong các ngày qua, toàn lực lượng Quản lý thị trường đã ngăn chặn, thu giữ hàng chục tấn hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc và sẽ tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vào dịp giáp Tết.  

Ồng Trần Hữu Linh cũng cho biết, đã chỉ đạo các Cục Quản lý thị trường địa phương vận động nhân dân tham gia giám sát, phát hiện những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

 "Trong thời gian tới, các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể và truyền thông cần tăng cường tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm và ý thức tự giác chấp hành quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm" - Ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Đặc biệt, Tổng cục Quản lý thị trường còn tập trung rà soát, tổng hợp các vướng mắc tại các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra và xử lý vi phạm. 


Theo Báo Lao Động

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục