Nhóm các nhà khoa học nữ của Phòng thí nghiệm Cúm, Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vừa được xét tặng giải thưởng Kovalevskaia với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, tham gia khống chế các dịch bệnh viêm đường hô hấp.



Trước đó Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng được Bộ Y tế khen thưởng vì thành tích phân lập thành công virus SARS-CoV-2. Ảnh: BYT.
Uỷ ban giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam vừa quyết định trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 cho tập thể các nhà khoa học nữ Phòng thí nghiệm Cúm (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) vì những đóng góp to lớn với các công trình nghiên cứu phục vụ phòng chống các dịch bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm, phát triển vắc xin cúm, kiểm soát virus cúm… Đây là "món quà” vinh dự với nhóm các nhà khoa học nữ khi ngày 8/3 đang đến gần.

Các nhà khoa học nữ của Phòng thí nghiệm Cúm, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai đã thành công trong việc kết nối, hệ thống những thành tựu nghiên cứu tại Việt Nam và phát triển lý thuyết khoa học, đi từ virus cúm tới chế phẩm vắc xin cúm mùa và vắc xin cho đại dịch cúm.

Với những nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo, thời gian qua, nhóm các nhà khoa học nữ của Phòng thí nghiệm Cúm đã có những thành tích đáng nể như: Tham gia công tác khống chế dịch viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm (SARS) năm 2003, phát triển quy trình thực hành An toàn sinh học tại Việt Nam; phát triển Phòng thí nghiệm cúm đầu ngành về nghiên cứu virus cúm (thành viên mạng lưới cúm toàn cầu - GISRS) phục vụ chẩn đoán, nghiên cứu virus cúm gia cầm độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người A/H5N1 (2003-2014).

Đặc biệt, các nhà khoa học nữ đã tích cực tham gia nghiên cứu phát triển vắc xin phòng chống cúm và kiểm soát sự kháng thuốc của các virus cúm; phát triển các phương pháp nghiên cứu toàn diện đánh giá vai trò của virus cúm trong nhóm bệnh viêm đường hô hấp…

Định hướng nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Cúm đã được xây dựng từ những năm 2003, khi dịch SARS xảy ra và Việt Nam là nước đầu tiên thông báo với Tổ chức y tế thế giới (WHO) về căn bệnh mới với triệu chứng viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh và lây truyền mạnh với tỷ lệ tử vong cao. Tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu đã trực tiếp tham gia điều tra, thu thập mẫu, tiến hành chẩn đoán, các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đầu tiên điều trị tại bệnh viện Việt - Pháp (3/2003).

Cùng với các đồng nghiệp quốc tế, virus SARS-CoV, một tác nhân hoàn toàn mới đã được định danh vào tháng 4/2003. Các khái niệm và thực hành về an toàn sinh học cũng lần đầu tiên được cập nhật tại Việt Nam, Phòng thí nghiệm được giao trách nhiệm phát triển các quy trình đánh giá nguy cơ và quy trình thực hành an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm ở các mức độ khác nhau.

Với những cống hiến, đóng góp đó, Phòng Thí nghiệm cúm đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 3 vì "có thành tích xuất sắc trong việc phòng, chống và khống chế dịch SARS, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân” năm 2004.

Từ nền tảng đó, nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng Phòng thí nghiệm trở thành Trung tâm chuẩn thức Quốc gia, đầu ngành về nghiên cứu virus cúm, là thành viên trong mạng lưới cúm toàn cầu (GISRS), đóng góp vào chẩn đoán, nghiên cứu virus cúm gia cầm độc lực cao lây truyền từ gia cầm sang người A/H5N1 (2003-2014) sau này.

Đặc biệt, các nhà khoa học nữ của Phòng thí nghiệm Cúm cũng thành công với các công trình nghiên cứu phát triển vắc xin phòng chống cúm và kiểm soát sự kháng thuốc của các virus cúm. Dưới sự dẫn dắt của PGS. TS. Lê Thị Quỳnh Mai, nhóm nghiên cứu đã thiết lập được hệ chủng gốc và chủng sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 với đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của WHO. Từ đó, vắc xin cúm A/H1N1/2009 đại dịch cũng được tiến hành phát triển, đáp ứng đầy đủ tính an toàn, hiệu lực và có giá thành hợp lý.


                        Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục