(HBĐT) - Thời tiết đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, trái quy luật. Thường thì khi bước vào thời điểm giao mùa mới hay xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, từ Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, các hiện tượng giông lốc, sấm sét, mưa đá, mưa to đến rất to đã diễn ra ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh ta, ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

 


Đợt mưa to kéo dài vào cuối tháng 1 vừa qua đã làm xuất hiện hố sụt lún tại khu vực tổ 3, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) ảnh hưởng đến giao thông.

Không năm nào tỉnh ta không bị thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra. So với những năm trước, năm 2019 được xem là thiên tai xảy ra với các địa phương không lớn, song tổng thiệt hại cũng lên đến hơn 278 tỷ đồng. Đặc biệt vẫn có thiệt hại về người, trong đó, 1 người ở xã Sào Báy (Kim Bôi) tử vong do sét đánh; 1 người ở xã Long Sơn (Lương Sơn) bị thương do sét đánh. Có 63 hộ bị ảnh hưởng do giông lốc. Ngoài ra, một số diện tích cây trồng, vật nuôi, công trình điện... bị hư hỏng do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra. Theo đó, tổng thiệt hại do rét hại, giông lốc, sét, mưa đá trên 14,4 tỷ đồng.

Năm nay, mặc dù đang là mùa xuân nhưng trên địa bàn tỉnh đã xảy ra hình thái thời tiết nguy hiểm. Mưa lớn, gió giật mạnh đã làm gẫy đổ cây cối, cột điện. Mưa đá ảnh hưởng tới sự phát triển của một số diện tích rau, màu, cây ăn quả thời kỳ ra hoa. Cũng có hiện tượng sét đánh trực tiếp vào trạm biến áp gây hư hỏng máy biến áp... Để đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại, UBND tỉnh đã chỉ đạo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình tăng cường công tác quan trắc khí tượng thủy văn, theo dõi diễn biến của thiên tai, kịp thời thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo đến Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan nhằm phục vụ công tác PCTT&TKCN trên địa bàn tỉnh.

UBND các huyện, thành phố quan tâm chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp phòng tránh giông lốc, sét, mưa đá. Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn về diễn biến tình hình thời tiết tại địa phương để thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh giông lốc, sét, mưa đá trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là hệ thống loa, đài phát thanh ở thôn, xóm, tổ dân phố để người dân biết, nâng cao ý thức phòng tránh.

Các địa phương tổ chức rà soát, bổ sung phương án phòng tránh giông lốc, sét, mưa đá phù hợp với đặc điểm của từng nơi. Đồng thời thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc gia cố, bảo vệ các công trình công cộng, công trình tạm, biển hiệu, biển quảng cáo, chặt, tỉa cành cây; tuyên truyền người dân quan tâm tu sửa, chằng chống nhà cửa. Nếu trên địa bàn xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan gây thiệt hại triển khai ngay các biện pháp khắc phục hậu quả; đánh giá thiệt hại, hỗ trợ người dân sớm ổn định chỗ ở, sửa chữa nhà cửa và phục hồi sản xuất.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN khuyến cáo người dân, khi có hiện tượng sét, nếu đang ở ngoài trời nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn. Không trú mưa dưới các gốc cây, gò cao, nơi có nước; tìm nơi thấp hơn để trú. Tránh xa các vật dụng kim loại, trạm biến áp, cột, đường dây điện; tuyệt đối không sử dụng điện thoại. Nếu đang ở vùng đất trống cần tìm chỗ có vị trí càng thấp càng tốt, ngồi thu mình, không nằm sát xuống mặt đất; không đứng thành nhóm người gần nhau. Khi ở trong nhà, người dân cần nhanh chóng ngắt nguồn điện các thiết bị; không đứng gần cửa sổ, cửa ra vào, dây điện hay cấp điện thoại; hạn chế sử dụng điện thoại trong khi có giông, sét; tránh chỗ ẩm ướt như phòng tắm, bể nước.

Nếu xảy ra giông lốc không được chạy cùng hướng với đường đi của lốc xoáy. Mọi người cần tìm chỗ trú ẩn an toàn trong nhà, núp dưới một vật nặng và giữ chặt nó; ngắt nguồn điện để tránh bị điện giật, hỏa hoạn; tắt, cắt tạm thời các thiết bị điện...

Thu Hiền

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục