(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công điện số 02/CĐ-UBND, ngày 26/4/2020 về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, giông, lốc, sét, mưa đá.
Trận giông, lốc, mưa đá xảy ra vào đêm 22, rạng sáng ngày 23/4 vừa qua đã làm gần 300 ha lúa, ngô và một số cây màu ở các xã, thị trấn của huyện Đà Bắc bị gãy đổ, dập nát.
Từ đầu năm đến nay, giông, lốc, sét, mưa đá, mưa lớn xảy ra nhiều đợt, trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, trong đó tỉnh ta đã xảy ra thiệt hại lớn tại một số địa phương như: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, làm nhiều diện tích lúa, hoa màu, nhà cửa, công trình phụ bị tốc mái, hư hỏng mái do mưa đá.
Để ứng phó, khắc phục hiệu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ đầu tư các công trình đang thi công xây dựng; Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình; Giám đốc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, giông, lốc, sét, mưa đá, tập trung một số nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục triển khai nghiêm túc các nội dung Chỉ thị của UBND tỉnh về công tác phòng chống thiên tai (PCTT), các văn bản chỉ đạo đôn đốc của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, đặc biệt tại Văn bản số 25/BCH-VP ngày 30/3/2020 của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về việc chủ động ứng phó với giông, lốc, sét kèm theo mưa đá.
- Huy động lực lượng tại chỗ tập trung hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả giông, lốc, mưa đá (đồng thời lưu ý đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19); tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị thương, hỗ trợ sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo chỗ ở cho cá hộ dân bị thiệt hại, không để người dân bị đói, rét, đặc biệt là các địa phương có thiệt hại trong thời gia vừa qua. Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, tổng hợp nhu cầu, gửi về Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để báo cáo UBND tỉnh trình Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT.
- Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng tránh mưa lớn, giông, lốc, sét, mưa đá có thể xảy ra trong những ngày tới.
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tuyến thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, giông, lốc, sét, mưa đá như: Khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà khi có cảnh báo giông, lốc, mưa đá; gia cố, bảo vệ mái nhà sử dụng vật liệu dễ bị tốc, vỡ thay thế bằng các vật liệu đảm bảo (mái tôn mạ kẽm); xem xét việc thu hoạch sớm hoặc che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại.
- Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh được phân công phụ trách các địa bàn huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các địa phương trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt với các địa phương đã xảy ra thiệt hại.
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình và các cơ quan báo chí tiếp tục đưa tin kịp thời diễn biến của thời tiết, thiên tai và cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với mưa lớn, giông, lốc, sét, mưa đá để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
- Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương, báo cáo UBND tỉnh trình Ban chỉ đạo T.Ư về PCTT xem xét hỗ trợ…
H.N (TH)
(HBĐT) - Từ đêm 22 đến sáng 25/4, trên địa bàn xã Đoàn Kết (Đà Bắc) đã có mưa vừa, mưa to, có những lúc mưa rất to. Đặc biệt, trong đêm 22, rạng sáng ngày 23/4, giông lốc, mưa đá bất ngờ đổ xuống xã trong khoảng 20 - 30 phút. Tuy thời gian diễn ra ngắn nhưng thiên tai đã gây thiệt hại rất nặng nề cho cuộc sống, sản xuất của người dân, nhất là tại các xóm: Thẩm Luông, Lăm, Kẹ... Thống kê đến sáng 25/4, toàn xã đã có 436 hộ thiệt hại về nhà ở do bị tốc mái, đổ vỡ tấm lợp. Hàng chục gia đình phải sơ tán, đến ở tạm tại nhà văn hóa, trường học, trạm y tế xã.
(HBĐT) - Ngày 23/4, Sở GTVT ban hành Công văn số 870/SGTVT-PCAT về việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, các cấp Hội LHPN huyện Lạc Thủy đã triển khai thực hiện hiệu quả các tiêu chí xây dựng NTM gắn với thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên và người dân trên địa bàn, từng bước khẳng định vai trò trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND, ngày 16/4/2020 về việc thực hiện Đề án phát triển Thông tin cơ sở (TTCS) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
(HBĐT) - Sở GTVT đã xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn giao thông năm 2020. Theo đó, trong trường hợp xảy ra sự cố ách tắc giao thông trên quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15, tùy vào vị trí ách tắc mà các phương tiện có thể lưu thông theo các phương án phân luồng như sau:
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, cùng với sự chỉ đạo kịp thời của Chi cục TT&BVTV, sự đồng hành, hỗ trợ của địa phương cũng như đội ngũ cán bộ cơ sở, nông dân trong tỉnh đã nâng cao nhận thức, chủ động các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu (SKMT) gây hại trên cây ngô. Nhờ đó, tình trạng dịch bệnh sớm được kiểm soát, xử lý. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, cũng như sự xuất hiện các đối tượng, dịch bệnh, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo bà con tuyệt đối không chủ quan trong việc theo dõi, phòng trừ dịch bệnh cho ngô vụ xuân.