(HBĐT) - Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn) là dự án trọng điểm của Bộ NN&PTNT và của tỉnh, có tổng mức đầu tư trên 3.100 tỷ đồng, riêng hợp phần giải phóng mặt bằng (GPMB) trên 1.000 tỷ đồng, với diện tích phải GPMB lên tới 1.300 ha, khoảng 650 hộ dân bị ảnh hưởng phải di dời. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tiến độ GPMB cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ thi công công trình.



Người dân xây dựng nhà ở điểm tái định cư xóm Đá Mới, khu Đồng Xe, xã Yên Phú (Lạc Sơn).

Thời điểm cuối tháng 4, chúng tôi trở lại thăm điểm tái định cư (TĐC) xóm Đá Mới, thuộc khu Đồng Xe, xã Yên Phú. Khu TĐC nằm ở vị trí thuận lợi, giáp đường giao thông liên xã, đã cơ bản hoàn thiện với hạ tầng khá đồng bộ, có đường giao thông, điện, nhà văn hóa. 64 hộ dân đã dọn về TĐC, nhiều hộ đang hoàn thiện nhà ở. Gia đình anh Bùi Văn Hạ đã xây dựng xong ngôi nhà kiên cố 1 tầng khang trang, rộng rãi, đang sắp đặt đồ đạc. Anh cho biết: Số tiền đền bù, hỗ trợ của gia đình tôi khoảng 500 triệu đồng, tiền đất làm hạ tầng khoảng 160 triệu đồng, xây dựng được căn nhà kiên cố cũng vừa vặn. Nhân dân dọn đến khu TĐC phấn khởi vì chắc chắn chỗ ở mới tốt hơn nơi cũ. Lại có bà con chòm xóm ở tập trung. Người dân chỉ mong muốn sớm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ở lâu dài.

Bí thư Đảng ủy xã Yên Phú Quách Công Vinh cho biết: Hồ chứa nước Cánh Tạng triển khai, xã Yên Phú có khoảng 200 hộ bị ảnh hưởng, tập trung ở xóm Đá và xóm Nhùn. Trong đó, xóm Đá nằm ở khu vực thi công công trình đầu mối, phải tiến hành GPMB trước, xóm Nhùn nằm ở khu vực lòng hồ nên GPMB sau. Đến nay, công tác GPMB khá thuận lợi, người dân đồng thuận với chủ trương của Nhà nước. Trước đây, người dân cũng nhiều tâm tư, không muốn di chuyển vì đã gắn bó với ruộng nương, quen sinh hoạt sản xuất, mặt khác, khi GPMB phải di dời mồ mả, phần mộ của ông cha. Có những thời điểm, tình hình an ninh nông thôn rất căng thẳng. Nhưng với sự vào cuộc của huyện, xã, tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, ủng hộ triển khai dự án, thực hiện công khai chính sách đền bù, hỗ trợ TĐC, người dân cũng đã chấp thuận hợp tác. Đến nay, điểm TĐC xóm Đá Mới, khu Đồng Xe giai đoạn 1 hoàn thành, đón các hộ dân về sinh sống tốt hơn, công tác GPMB của xã thuận lợi hơn rất nhiều. Nhà nước đã kiểm đếm, tổ chức chi trả tiền đền bù để di dời khoảng 100 hộ ở xóm Nhụn đến các điểm TĐC trên địa bàn.

Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng có tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng, được triển khai từ năm 2017 – 2022, thực hiện mục tiêu xây dựng hồ chứa điều tiết nguồn nước, để cấp nước tưới cho khoảng 6.400 ha đất canh tác của các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, cấp nước sinh hoạt cho 3.500 hộ dân thị trấn Vụ Bản. UBND huyện Lạc Sơn làm chủ đầu tư hợp phần dự án TĐC hồ chứa nước Cánh Tạng. Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, công tác GPMB đã cơ bản bảo đảm để dự án triển khai theo kế hoạch đề ra. Đến nay, huyện Lạc Sơn đã bàn giao 351/732,8 ha đất, đạt 48%, với số tiền 283/1.059 tỷ đồng, đạt 26,72%; thu hồi đất của 842 hộ, 9 tổ chức, di chuyển 463 mộ… Huyện đang triển khai công tác GPMB, bồi thường hỗ trợ TĐC, xây dựng 7 điểm TĐC còn lại; dự kiến đến hết quý II/2020 giải ngân 192 tỷ đồng, vượt kế hoạch 42 tỷ đồng, đến hết năm 2020 giải ngân 500 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch. Đại diện chủ đầu tư đơn vị thi công phần xây lắp của dự án hồ Cánh Tạng cho biết: Dự án được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh và huyện, nhờ đó, công tác GPMB đã bảo đảm dự án triển khai theo kế hoạch đề ra.

Theo Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn Bùi Văn Hành, dù công tác GPMB hỗ trợ TĐC đạt được kết quả quan trọng, nhưng mới chỉ là bước đầu. Khối lượng GPMB còn rất lớn và phức tạp, huyện chỉ đạo thực hiện 7 điểm xây dựng TĐC còn lại. Trên tinh thần không chủ quan và có trách nhiệm đối với T.Ư, tỉnh, trách nhiệm đối với cuộc sống người dân, huyện phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành hữu quan và chủ đầu tư, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thực hiện công khai, minh bạch trong chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư theo kế hoạch dự án; chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng các khu TĐC, bảo đảm chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ, thực hiện các giải pháp căn cơ phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân.


L.C


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đột phá phát triển giao thông nông thôn

(HBĐT) - Là huyện cửa ngõ nối liền Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng qua tuyến quốc lộ 6, 12B, nhưng bấy lâu nay, Tân Lạc vẫn được biết đến là vùng đất khó về giao thông. Hạ bớt đi những ta luy dương dựng đứng, bồi lấp thêm những vạt ta luy âm; lấp, vá những ổ voi, ổ gà bằng bê tông, cát, sỏi để người dân được đi trên những con đường êm thuận là quyết tâm chính trị mà cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã triển khai, thực hiện trong nhiều năm qua.

Lấy ý kiến các địa phương về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

(HBĐT) - Ngày 29/4, Bộ TN&MT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) và giải quyết, tháo gỡ một số vướng mắc trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ TN&MT. Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xã Ngọc Sơn nâng cao cảnh giác, phòng ngừa thiên tai

(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Lạc Sơn, xã Ngọc Sơn nằm ở độ cao khoảng 650 m so với mặt nước biển. Địa hình nhiều đồi dốc cao, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, đá vào mùa mưa bão. Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã đã đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Đảm bảo an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại tối đa tài sản của Nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.

Diễn tập an toàn, xử lý sự cố, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(HBĐT) - Ngày 28/4, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) tổ chức diễn tập an toàn, xử lý sự cố, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2020 trên địa bàn quản lý của Điện lực Kim Bôi, Điện lực Cao Phong, Điện lực TP Hòa Bình và Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế.  

Công nghệ sinh học nâng tầm thương hiệu nông sản Hòa Bình

(HBĐT) - Ở nước ta, việc ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) được coi là giải pháp đột phá trong phát triển nền nông nghiệp. Bắt nhịp với xu thế này, những năm qua, tỉnh đã tích cực ứng dụng CNSH để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo đà để phát triển nông nghiệp bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục